Bài thuốc Trường Xuân
Phương pháp sử dụng Thuốc trường Xuân
Một điều khá lí thú là trong khi y học hiện đại đã hiểu rõ quá trình lão hóa ở cơ thể người thì lại chưa tìm ra được thuốc chữa đặc hiệu làm chậm quá trình lão hóa thì y học cổ truyền thuần Việt lại đã có thuốc làm chậm quá trình lão hóa, mặc dù chưa có cái gọi là “lí luận” về sự lão hóa theo hệ quy chiếu của Tây y. Xã hội Việt cổ đại đã từng có rất nhiều người sống lâu tới hơn 200 tuổi. Do không đủ thực chứng để khảng định nên đều bị nhận xét: "đó là những nhân vật huyền thoại". Bài thuốc Trường Xuân cổ truyền tôi giới thiệu với các bạn dưới đây thì trái lại đã được thực tế kiểm nghiệm vì nó được chính những người sống trên 100 tuổi truyền dạy cho tôi. Bài thuốc chỉ có 4 vị và rất dễ kiếm tìm:
+ Búp non của cành dâu tằm ăn
+ Hạt Vừng Đen (Mè Đen)
+ Mằn đăng ón (phát âm theo tiếng Thổ Cao Bằng), người Hoa gọi là Hà Thủ Ô.
+ Đậu Đen
Kì công chế biến 4 vị thuốc bình dân này tạo được sự kì diệu của Bài thuốc Trường Xuân.
Kỹ thuật chế biến: Số lượng các vị bằng nhau, nhiều ít tùy theo nhu cầu.
Chế biến
+ Hợp chất thứ nhất bao gồm Búp Dâu tằm và Mè Đen: Mè Đen tán nhỏ trộn lẫn với Búp Dâu đã vò nát ủ yếm khí với men làm rượu nếp 3 ngày đêm, sấy khô ở nhiệt độ không quá 50oC, tán nhỏ thành bột mịn.
+ Hợp chất thứ hai bao gồm củ Mằn đăng ón còn tươi, ngâm nước đái Khỉ 3 ngày 3 đêm. Vị thuốc này chế biến rất cầu kì. Cụ già người Thổ Cao bằng truyền dạy cho tôi là phải lấy củ Mằn đăng ón ở trên núi nơi Khỉ ở, vì nước đái Khỉ tưới cho củ này mới hiệu nghiệm. Đây là việc không thể làm được. Tôi nghĩ, lấy nước đái Khỉ ngâm tẩm là được, nên khi còn ở Sài Gòn tôi mua củ Hà Thủ Ô đỏ ở Chợ Lớn và đến Sở thú nhờ giúp đỡ. Khi nghe tôi muốn lấy nước đái Khỉ để làm thuốc mọi người cười ồ, nhưng rồi tìm được người chuyên quét dọn chuồng Khỉ nhờ giúp đỡ. Bác công nhân này chỉ tủm cười và nói: “đi mua 2 lít bia hơi và nửa cân đường về đây”! Tôi dạ thật to và đi mua liền, nghĩ bụng chắc là bác muốn bồi dưỡng đây. Mua về hóa ra là để cho Khỉ uống. Bác tìm được chiếc lồng sắt, bắt 4 chú khỉ đực nhốt lại rồi cheo lên cao 1 mét. Bác hòa đường vào bia đưa cho Khỉ, chúng uống rất khoái chí. Khoảng 30 phút sau, 4 chú Khỉ thi nhau tè, tôi sung sướng lấy chậu hứng lấy. Thế là được nước đái Khỉ tinh khiết giữa đô thành Sài Gòn.
Củ Hà Thủ Ô đỏ ngâm nước đái Khỉ 3 ngày 3 đêm thì mềm ra như của khoai lang, thái mỏng rồi cho vào chõ đồ với hạt Đậu Đen: giải một lớp mỏng Đậu Đen rồi đặt các lát Hà Thủ Ô vào rồi lại giải lớp đậu. Đồ trong 3 giời lấy ra, bỏ đỗ đi, hong trong bong dâm cho kho khô. Đồ như thế 9 lần để được miếng Hà Thủ Ô rắn đanh như mảnh sành. Sau đó nghiền các mảnh Hà Thủ Ô thật mịn rồi trộn thật đều với hợp chất Búp Dâu – bột Mè Đen. Hỗn hợp này lại được trộn với một loại men gia truyền ủ yếm khí 3 ngày 3 đêm, lấy ra ngào với mật ong rừng làm thành viên to như hạt ngô, sấy khô cho vào lọ dùng dần. Mỗi lầm dùng khoảng 15 gam, uống với nước gừng nóng trước khi đi ngủ.
Uống như thế liên tục trong 6 tháng thì toàn bộ độc tố tích lũy lâu nay trong cơ thể bị tống ra ngoài. Tùy theo thể trạng mỗi người mà độc tố chọn đường thoát ra: thong thường là qua đường tiêu hóa, bị ỉa chảy vài ngày, cũng có thể phát ban nhẹ vài hôm rồi tự lặn. Sau khi thoát hết chất độc, cơ thể hồi phúc, Da bắt đầu hồi sinh nếu dùng thuốc liên tục mỗi ngày một liều thì làn da mỡ màng, dung nhan nhuận sắc, giữa được vẻ ngoài Trường Xuân
Bài thuốc Trường Xuân (phần thứ hai)
Phương pháp sử dụng Thuốc trường Xuân
Sự kì diệu của bài thuốc Trường Xuân có cơ sở nền tảng là tác dụng Dược lí của các vị thuốc tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể người sử dụng. Để người dùng yên tâm về độ an toàn của thuốc xin nói sơ qua về kết quả phân tích Hóa - Dược từng vị thuốc này:
1. Lá búp dâu tằm:
Cây Dâu tằm có tên khoa học là Morus alba. Toàn bộ cây Dâu tằm đã được người Việt dùng làm thuốc chữa bệnh từ nhiều đời nay. Ở bài thuốc Trường Xuân chỉ dùng lá Dâu non (búp Dâu). Lá Dâu non tích chứa nhiều chất hóa học quý hiếm, như: Cholin, Adenin, Trigonellin, pentozan, Canxi malat, Canxi cacbonat. Đặc biệt hơn nữa trong lá dâu non có 2 chất Sinh-hóa mang thuộc tính nội tiết chỉ thấy có ở cơ thể động vật côn trùng, đó là chất: (1) Ecdysteron và (2) Inokosteron. Đây là những chất nội tiết giúp cho sự đổi lốt của côn trùng. Nhờ có những chất này mà nhộng trưởng thành có thể “hóa vũ” (biết bay). Khi chế biến lá Dâu làm thuốc phải hết sức cẩn trọng để không bị tiêu biến mất các chất Sinh - Hóa này. Nguyên tắc phải giữ nhiệt không được vượt quá ngưỡng 500C trong quá trình làm khô thuốc phải được thực hiện nghiêm cẩn. Tuyết đối không được phơi thuốc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Hai chất Sinh-Hóa: Ecdysteron và Inokosteron có trong lá dâu như nói ở trên còn nhiều bí ẩn chưa được phân tích sâu sắc. Kinh nghiệm thực tế chữa bệnh bằng lá Dâu Tằm trong dân gian nhiều đời nay cho thấy, vị thuốc này có thể chữa khỏi các chứng bệnh, như: hạ nhiệt trong cơn sốt cao ở 400C ở trẻ nhỏ; làm sáng mắt cho người cao tuổi; nhức đầu mắt đỏ; chữa bệnh nước mắt chảy nhiều; hoa mắt ù tai; chấm dứt hiện tượng nôn ra máu; v.v... Tôi cho rằng hai chất Sinh - Hóa này đóng góp quan trọng làm nên sự kì diệu của Lá Dâu non.
2. Hạt Vừng (mè) Đen.
Hạt Vừng đen (Mè đen)
Danh pháp khoa học: Sesa Mun indi cum L. Kết quả phân tích các chất hóa học có trong hạt Vừng Đen cho thấy: 55% dầu; 20% nước; 22% Protein; 5% tro, trong đó có 1,7mg Đồng; 8% những chất không chứa Ni tơ: pentozan, Lexitn, Phytin, Cholin.
Dầu Vừng là dầu thực vật cao cấp chứa 16% axit đặc, trong đó có:7,7% a xit Panmitic, 4,6% axit Stearic,0,4% axit Archidic. Dầu Vừng còn chứa 80% axit lỏng, trong đó có: 48% axit Oleic, 30% axit Linolic, 0,4% axit Lignoxeric. Đáng quan tâm hơn là trong dầu Vừng có 1,7% chất không xa phòng hóa dược, còn có tới 1% Lexitin. Người ta còn thấy trong dầu Vừng có 1% Sensamin (C20H18O6 ); 0,1% chất Sesamol là một Phennol (C7H6O3).
Từ ngàn đời nay, người Việt bình dân gắn bó với hạt Vừng trong đời sống cơ hàn của mình. “Cơn nắm muối Vừng” là thực phẩm vật bất li thân cho những chuyến đi xa tìm kế sinh nhai. Các thầy lang ta đã coi Vừng như một thần dược chữa trị nhiều chứng bệnh ở: Gan, Phổi, Thận và đau Dạ dày. Vừng là vị thuốc chẳng những bồi bổ ngũ tạng mà còn có tác dụng làm đầy Tủy Não, bền Gân cứng Xương, sáng Tai, Mắt. Tuệ Tĩnh cho rằng:, Vừng giúp người cơ nhỡ quên đói, ăn Vừng thường xuyên giúp sống lâu…
3. Hà Thủ Ô đỏ
Cây Hà Thủ Ô Đỏ
Nhiều người đã nhìn thấy “củ” Hà Thủ Ô Đỏ nhưng chưa nhìn thất cây của nó. Bức ảnh trên giới thiệu với bạn về hình thể cây Mằn năng ón Đỏ. Người Hoa gọi tên phần rễ phình của cây này là Hà Thủ Ô, dựa theo truyền thuyết dân gian Trung Hoa, nói rằng: có người đàn ông tên là Điền Nhi sức vóc yếu ớt năm 58 tuổi vẫn chưa có con, ham mê tu luyện đạo thuật. Ông ta thường theo các thầy đạo pháp lên núi tu luyện. Một đêm do uống nhiều rượu Điền Nhi bị say nằm liệt ở một triền núi. Khi màn đêm buông xuống, ông ta nhìn thấy hai cây dây leo ở cách xa nhau một sải tay lại bò đến quấn quýt vào nhau, lát sau lại tự bò về chỗ cũ. Người say qua đêm đã tỉnh rượu liền đào rễ của những cây này mang về kể chuyện cho dân làng biết.
Có một người già ở phương xa tới nghe chuyện liền nói rằng: Anh lớn tuổi mà chưa có con, gặp được sự lạ này chắc đây là vị thuốc Tiên, nên sắc ra uống. Điền Nhi nghe theo liền tán rễ cây thành bột rồi hòa rượu uống. Uống được 7 ngày đã thấy hứng tình, uống liên tiếp hơn một tháng sau thấy người khỏe mạnh. Sau một năm uống rễ cây lạ này mọi bệnh tật đều khỏi, tóc bạc trắng đã đen trở lại, sinh được con giai, ông ta liền đổi tên thành Năng Tự, sống lâu thọ đến 160 tuổi (?!). Năng Tự đặt tên con trai là Điền Tú, Điền Tú sinh ra Hà Thủ Ô và cũng được uống bột rễ cây này thọ tới 130 tuổi. Bạn của Hà Thủ Ô là Lý An Kì lấy được vị thuốc này mang về uống cũng sống lâu và là người thuật lại chuyện, rồi đặt tên vị thuốc là Hà Thủ Ô.
Củ Hà Thủ Ô đỏ
Huyền thoại này thực chất chỉ là cách quảng cáo để bán được nhiều thuốc của người Hoa. Tôi đưa vị thuốc này vào Bài thuốc Trường Xuân không phải do bị mê hoặc về huyền thoại này mà là căn cứ vào các thành phần Sinh - Hóa tích chứa trong rễ Mằn năng ón. Kết quả phân tích Hóa - Dược của các nhà khoa học Nhật Bản công bố năm 1923 cho thấy trong rễ Hà Thủ Ô có: 45,2% tinh bột; 3,1% chất béo; 1,1% Protein; 26,4% các chất tan trong nước; 4,5% các chất vô cơ; 1,7% các chất thuộc về Anthraglucozit, như: Chrysophola, Emodin, Therin. Đặc biệt hơn nữa trong Mằn năng ón có Lexitin.
Lexitin là một Photphatit được tạo thành từ sự kết hợp giữa axit Glyxerophotphorit với một phân tử Cholin và hai axit béo. Lexitin là thành phần quan trọng chủ chốt của Hệ thần kinh, nó là nguồn photpho dễ hấp thu và giúp cho sự chuyển hóa chung của cơ thể thông suốt. Trong thí nghiệm tiến hành trên cơ thể Thỏ, người ta ghi nhận: Lexitin làm tăng huyết dịch và trợ tim rất đặc hiệu. Để giúp cơ thể chống suy dinh dưỡng và suy nhược thần kinh người ta luôn cầu cứu đến Lexitin.
Các chất có thành phần Anthraglucozit có trong Mằn năng ón còn làm tăng sự co bóp của thành ruột trong quá trình tiêu hóa tăng dinh dưỡng cho cơ thể suy kiệt.
Đậu Đen có Danh pháp khoa học là: Vigana cylindrical Skeels.
Đậu Đen là loại thực phẩm được toàn dân nước Việt ưa dùng để nấu chè, nấu xôi. Từ rất lâu đời, hạt Đậu Đen được dùng để chữa bệnh bằng cách làm vật đệm cho quá trình chế tạo thuốc. Đậu Đen được tham gia trong bài thuốc Trường Xuân đóng vai trò phù trợ để chế tạo Mằn năng ón chủ yếu là lấy “hơi” của hạt đậu nhiễm vào Mằn năng ón. Hơi từ hạt Đậu Đen thoát ra là kết quả chuyển hóa của hạt đậu trong quá trình hấp thu nhiệt. Chúng ta tìm hiểu các chất Sinh - Hóa chứa trong hạt Đậu Đen để nhận ra chất lượng hơi trong hạt đậu đã góp phần vào bài thuốc Trường Sinh.
Trong hạt Đậu Đen có 24,2 Protein tổng số, bao gồm: các axit amin thiết yếu cho cơ thể sống rất cao: 0.97g Lisin, 0,31g Tryptophan, 0,31g Metionin, 1,16g phenylalin,1,26g Lenxin, 1,09 Alanin, 1,11g Izoleuxin, 1,72g Acginin, 0,75g Histidin, 0,97 Valin ...
Ngoài hàm lượng Protein khá cao, Đậu Đen còn có: 1,7% chất béo. 53,3 Gluxit, 2,8% chất tro chứa 56mg% muối Can xi, 354mg% P, 6,1% Sắt, 0,06mg% Caroten. Đậu Đen có: 1,8mg% Vitamin PP, 3mg% VitaminC, 0,21mg% Vitamin B2, 0,51mg% Vitamin B1. Đặc biệt hơn nữa trong vỏ Đậu Đen có chứa chất màu Anthoxyanozit (Năm 1960, ông Đỗ Tất Lợi công bố tự ông đã tìm ra chất này). Đây là chất Sinh - Hóa rất phức tạp còn chứ nhiều bí ẩn về tác dụng sinh lí có tác dụng làm vững bền thành ngoài tế bào.
Tây y không dùng Đậu Đen để chữa bệnh. Trung y ca ngợi tác dụng chữ bệnh của Đậu Đen rất cao, người hoa cho rằng Đậu Đen có tác dụng bổ Thận, làm cho tóc bạc sớm đen trở lại. Kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian nước Việt, uống nước Đậu Đen giải được những cơn khát do ra nhiều mồ hôi. Người bị bệnh nước đái đục, uống nước Đậu Đen làm cho nước tiểu hết đục.
Chúng ta đã khảo sát tính chất Sinh - Hóa của 4 vị thuốc chính cấu tạo nên Bài thuốc Trường Xuân. Điều ghi nhận trước hết là 4 vị thuốc này không có độc tố và đều có bản chất là thức ăn thông thường. Điều kì diệu diễn ra khi cả 4 vị thuốc này hòa hợp với nhau nhờ có các loại Enzym trong các loại men ủ thuốc kích thích các biệt chất có trong từng vị tham gia tạo thành hợp chất mới để có Bài thuốc Trường Xuân.
Bài thuốc này nếu dùng riêng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cho toàn cơ thể. Nếu người dùng đang bị mắc phải các bệnh mạn tính nên theo chỉ dẫn sau:
- Người đang bị cao huyết áp khi uống thuốc này bỏ nước Gừng mà uống với nước sắc của Cây Cỏ Xước hoặc nước Ngưu tất.
- Người bị bệnh vẩy nến khi uống thuốc này bỏ nước Gừng và uống với nước sắc của nõn lá Tre
- Người bị bệnh Chàm khi uống bỏ nước Gừng uống với nước lá khế
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc bị bệnh Xích Bạch đới dùng bài thuốc Trường Xuân rất hợp, nhưng khi uống bỏ Gừng mà uống với nước sắc của củ Gấu.
- Người già đã có dấu hiệu lú lẫn uống bài thuốc Trường Xuân giúp minh mẫn trở lại, bỏ nước Gừng thay vào bằng nước sắc Viễn chí.
- Người bị liệt dương (Nam giới) hoặc lãnh tình (Nữ giới) uống Bài thuốc Trường Xuân sau 3 tháng sẽ có hiệu lực: “Trên bảo dưới sẽ nghe lời nghiêm chỉnh”.
- Những người trẻ tuổi mắc bệnh “chưa đến chợ đã mất tiền” (hoạt tinh), kiên trì uống Trường Xuân sẽ lành bệnh.
- Người bị các loại bệnh ung thư đang điều trị bằng liệu pháp “Xạ trị” hoặc uống thuốc Tây bị rụng tóc khô da rát mồm, uống Trường Xuân sẽ khắc phục được các phản ứng phụ đó.
- Người bị hôi nách; trứng cá mọc tùm lum; hơi thở có mùi hôi thối (hở van thực quản) uống Trường Xuân kiên trì sau 6 tháng hết bệnh.
Bài thuốc Trường Xuân còn nhiều tác dụng với nhiều loại bệnh mạn tính nữa nhưng nói nhiều quá sẽ bị coi là “ba hoa”. Xin mời các bạn tự chế lấy thuốc dùng thử coi.
Chúc các bạn thành công!
Việt Y Cổ Truyền - Tinh Hoa Thuốc Việt