Việt Y cổ truyền chữa trị bệnh viêm xoang
Lương y Kiều Bình Quang
Khi niêm mạc xoang bị tổn thương, không thực hiện được các chức năng vốn có, nó được các thầy chữa gọi chung một tên là Viêm xoang.
(Ảnh lấy ở Intrnet)
I. Chúng ta tìm hiểu: Xoang là gì? Và, chức năng sinh học của xoang giữ vai trò vai trò như thế nào trong quá trình sống của con người?
A. Xoang là gì?
Xét về mặt vật lý kiến trúc, để giảm sức nặng mặt sọ, tạo hóa đã tạo ra những vòm trống trong lòng các xương mặt. Các vòm trống được phủ bằng một hoặc nhiều lớp Niêm mạc và được gọi là Xoang. Các xoang đều có lỗ thông vào mũi. Có tất cả 5 loại xoang, chia làm hai nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.
1. Các xoang trước:
a. Xoang hàm: có 2 xoang ở 2 bên má giống nhau, đổ ra phía trước mũi.
b. Xoang trán: có 2 xoang dính liền nhau và không bắt buộc giống nhau, đổ ra phía trước mũi.
c. Xoang sàng trước: gồm nhiều xoang li chi, chiếm đường giữa, kích thước không giống nhau ở vùng giữa 2 mắt. Các xoang này cũng đổ ra phía trước mũi.
2. Các xoang sau:
a. Xoang sàng sau: gồm nhiều xoang chi li ở đường giữa, sát phía sau xoang sàng trước, kích thước không giống nhau. Các xoang này đổ ra phía sau mũi.
b. Xoang bướm: gồm 2 xoang sát bên nhau chiếm đường giữa, sau xoang sàng sau. Không bắt buộc 2 bên giống nhau. Xoang này đổ ra phía sau mũi.
Tất cả các lổ trống mà ta gọi là xoang đều bao bởi niêm mạc, và chứa toàn không khí. Xoang chỉ bình thường khi lổ thông vào mũi không bị nghẽn. Niêm mạc chứa nhiều lông chuyển giống như cây chổi, lùa dần chất dơ trong xoang ra tận hốc mũi, qua lổ thông mũi xoang.
B. Chức năng của xoang
Có hai chức năng rõ rệt:
1. Làm nhẹ trọng lượng của Đầu
2. Là “thùng cộng hưởng”: âm thanh phát ra dội vào các xoang và có âm thanh mang tính đánh dấu cá thể sống. Mỗi người đều có hệ thống xoang khác nhau về thể tích, do đó giọng nói cũng khác nhau.
II. Viêm xoang là thế nào?
Hệ thống Xoang là những hốc rỗng thông với Mũi. Xoang luôn chứa khí Ô xy khi hít vào và khí Các bon nic khi thở ra. Nhờ các lớp niêm mạc của xoang mà những phần tử có hại cho sự hô hấp lẫn trong không khí được ngăn chặn không đi vào cơ thể . Hiện nay, Tây Y cho rằng: nếu đường thông của các khoang xoang bị phù nề làm mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang và gây viêm xoang. Tây y còn cho biết: Có nhiều loại viêm xoang: viêm xoang dị ứng, dày niêm mạc xoang, trong xoang có mủ, trong xoang có pôlýp (dạng u nhú lành tính, có cuống), có u nhầy. Trong xoang có mủ là bệnh viêm xoang thường gặp nhất. Nhưng, trước câu hỏi: vì sao niêm mạc bị sưng tấy, rồi viêm , rồi nhiếm trùng gây viêm xoang thì luôn được nghe giải thích là do:
1. Môi trường xấu
Không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi, và sau đó chuyển thành viêm xoang.
2. Dị ứng
Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lổ thông xoang. Xoang bị bít tắc là bị nhiễm trùng.
3. Kém sức đề kháng
Cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xoang kèm theo viêm các bộ phận khác.
4. Vệ sinh kém
Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
Bốn nguyên nhân gây bệnh Xoang do Tây Y đưa ra cũng đúng là nguyên nhân gây ra cho tất cả các loại bệnh có ở trên đời này chứ đâu chỉ riêng bệnh xoang ?! Đoán bệnh chung chung vô thưởng vô phạt thế này rất tiếc còn đang rất thịnh hành hiện nay. Cách chữa bệnh xoang như đang diễn ra đã đưa người bệnh vào một ma trận mù mờ, tốn rất nhiều tiền mua thuốc nhưng bệnh chỉ tạm thời giảm đau một thời gian ngắn rồi lại đau trở lại. Viên xoang không gây chết người tức thì nhưng nó đau đớn dày vò người bệnh triền miên trong đau đớn. Có bệnh thì vái tứ phương, nghe ai có thuốc chữa khỏi là tin theo.
Viêm xoang là bệnh thường gặp ở nước ta và rất nhiều người ở lứa tuổi khác nhau mắc phải. Người Việt cổ đã đối diện với bệnh viêm xoang từ rất lâu đời, trải qua hàng trăm năm chữa trị bệnh mò mẫm dò tìm, ông bà ta đã nhận ra: Viêm xoang có cội nguồn từ nội khoa chứ không đơn giản ở bề ngoài quan sát thấy. Viêm xoang là chỉ báo của hiện tương suy Thận. Nhận định đó tản mát trong dân gian từ rất lâu đời và được Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác kiểm định rồi dẫn giải theo học thuyết Thái cực đồ:
Trong quyển Huyền Tẫn Phát Vi, Lãn Ông đã vẽ hai hình để suy diễn Thái Cực ra Thận và các bộ phận.
Trong hệ thống Thận nói trên, đối với Lãn Ông, thì chỉ có Mệnh môn, Chân thủy, và Chân hỏa là quan trọng nhất.
Mệnh môn ở chính giữa, chủ trị Nam tính, Nữ huyết, tức là có ảnh hưởng nhiều đến cơ quan sinh dục
Chân hỏa hay Tướng hỏa (quả Thân phải) thuộc Dương, chủ trì về sinh dục của con người.
Chân thủy, (quả Thân trái) thuộc Âm, điều khiển sự chuyển hóa về huyết dịch trong người.
Chân thủy, Chân hỏa trong con người cần phải hòa hợp, cộng tác với nhau thì cơ thể mới được khoẻ mạnh, nếu như một bên mà thiên thắng, thì cơ thể sẽ mất thế quân bình – thường gọi là quân bình Âm - Dương và sẽ sinh nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh về Xoang.
Chúng ta tiếp tục đi sâu hơn về quân bình Thủy Hỏa (Âm - Dương)
1. Chân hỏa (Tướng hỏa, Long hỏa)
Chân hỏa góp phần rất lớn vào công cuộc biến dưỡng nơi con người
- Nó chủ trì mọi sinh hóa.
- Nó giúp cho tì vị hoạt động hẳn hoi, giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng.
- Nó giúp cho phổi được hoạt động hữu hiệu.
- Giúp khí huyết vận chuyển điều hòa.
- Nó giúp cho da thịt được săn khít.
- Nó giúp cho thần trí được minh mẫn.
a. Hỏa thịnh
Nếu hỏa thịnh (Dương thịnh), con người sẽ khoẻ mạnh, thịt xương rắn chắc.
b. Hỏa kháng (hỏa thái quá)
Nếu hỏa thái quá (kháng Dương), sự sinh hóa sẽ bị kích thích quá mức, và con người sẽ táo khát, cơ thể sẽ mất nước.
c. Hỏa hư
Nếu hỏa hư, các hiện tượng sinh hóa sẽ bị đình trệ , con người sẽ trở nên yếu đuối, xanh xao, lông tóc sẽ dễ rụng, tì vị sẽ làm việc kém đi, sự tiêu hóa sẽ trở nên chậm chạp và con người sẽ bị sình hơi, trướng bụng, ăn uống khó tiêu, hay bị ẩu tả. Mặt khác, da cũng không được săn khít, khiến các khổng (sphincters) không được bền chặt, cho nên hay bị nôn mửa, đi xông, di tinh, ra mồ hôi trộm, v.v.
Hỏa hư cũng có thể làm cho con người trở nên bì quyện, hôn trầm.
Hỏa hư, Dương hư còn gây ra chứng «phù hỏa». Phù hỏa là hỏa bốc lên đầu, tan ra bì phu, trong khi đó thì chân tay lạnh, tạng phủ lạnh. Lãn Ông gọi thế là triệu chứng «thượng nhiệt, hạ hàn» (xem Châu Ngọc Cách Ngôn, q.1, tr.2a).
2. Chân thủy
Chân thủy chủ trì các sự vận chuyển tân dịch, huyết dịch trong người, làm cho cơ thể trở nên nhuần đượm, triển dương, lông tóc óng ả mầu mỡ.
a. Thủy quá thịnh
Thủy quá thịnh sẽ làm cho huyết dịch trong người trở nên úng trệ, phù thũng (oedème).
b. Thủy hư
Nếu thủy hư, âm hư, huyết dịch trong người sẽ bị giảm thiểu chẳng những thế, các tân dịch trong người cũng giảm đi.
QUAN NIỆM VỀ THẬN CỦA LÃN ÔNG ĐỐI CHIẾU VỚI TÂY Y
Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất về Tuyến thượng thận (glandes surrénales; capsules surrénales; surrénales; adrenal glands) của Tây y.
Sự phân chia Mệnh môn của Lãn Ông ăn khớp với sự phân chia vỏ thượng thận (cortex surrénal; adrenal cortex) của sinh lý học hiện đại.
* Lãn Ông chủ trương:
- Chân hỏa chủ trì về sinh khí, sinh lực trong con người.
- Chân thủy chủ trì huyết dịch trong người.
- Mệnh môn chủ trì về sinh dục.
* Khoa sinh lý học ngày nay chủ trương:
Vỏ thượng thận gồm 3 phần:
- Vùng chùm (Zone fasciculée du cortex surrénal) tiết ra những chất glucocorticoðdes (như Hydrocortisone hay composé F. cortisone) ảnh hưởng rất sâu xa đến sự biến dưỡng (métabolisme) của chất đạm, chất thịt (matière protidique), chất đường (matière glucidique) và chất mỡ (matière lipidique) trong cơ thể và như vậy ảnh hưởng đến sinh lực trong người.
- Vùng võng đới (Zone réticulée du cortex surrénal) tiết ra những chất Minéralocorticoides (như Aldostérone, Désoxycorticostérone) ảnh hưởng lớn đến sự chuyển dịch của các chất điện giải (électrolytes) như Na (Sodium), K (Potassium), và Cl (Chlore); và như vậy, ảnh hưởng lớn đến số lượng tân dịch, huyết dịch trong người (métabolisme hydrique).
- Vùng đới cầu (Zone glomérulaire du cortex surrénal) tiết ra những kích thích tố sinh dục (như Hormone androgène, Hormone oestrogène, progestrérone, v.v.) nhưng với số lượng rát ít, sánh với dịch hoàn (testicules) và buồng trứng (ovaires).
Quan điểm về Thận do Lê Hữu Trác tổng kết là một trong những căn cứ để Việt y cổ truyền định bệnh viêm xoang. Theo kinh nghiệm gia truyền để lại, cộng với chỉ dẫn của Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác và bám sát những thành quả mới nhất của giải phẫu học cơ thể người, chúng tôi cho rằng: Viêm xoang Mũi là chỉ báo lâm sàng của chứng suy Thận. Nói theo ngôn ngữ của Hải thượng Lãn Ông là: Chân Thủy hư, gọi khái quát là Âm hư, có nghĩa là chức năng sinh lý của quả Thận Trái không còn hoạt động bình thường. Không bình thường là thế nào? Nghĩa là Chân Thủy khi thì thịnh quá, lúc lại hư quá (cần hiểu thuật ngữ “hư” trong y học Việt cổ truyền còn có hàm nghĩa là “ảo’ trong từ kép hư ảo).
Khi Chân Thủy thịnh quá cơ thể tiết nhiều tân dịch tới mức làm phù nề niêm mạc khiến các lỗ thông nhau của Hệ thống Xoang bị tắc nghẽn gây ngạt thở, người bệnh cố gắng xì mũi nhiều lần đã làm nứt vỡ niêm mạc gây đau đớn và cháy máu. Máu chảy, độ ph của môi trường niêm mạc thay đổi tới ngưỡng kích thích những vi khuẩn lành tính biến đổi thành vi khuẩn ác tính sinh sôi, hệ miễn dịch lập tức can thiệp. Khi Hệ miễn dịch hoạt động thì các tế bào Bạch cầu xuất hiện với mật độ cao ở những vết nứt chảy máu gây nên hiện tượng viêm, kéo theo các thực bào xuất hiện. Xác chết của các đối tượng tham chiến trong quá trình miễn dịch chính là mủ thấy có ở người bị viêm xoang nặng.
Ngay sau giai đoạn Chân Thủy thịnh là đến giai đoạn Chân Thủy hư. Hiện tượng này thường diến ra sau cơn đau xoang cấp. Diễn biến Chân Thủy hư là là các tế bào chuyên tiết tân dịch ngừng tiết tân dịch. Cơ thể người bệnh lâm vào trạng thái khô ráo. Hệ thống Niêm mạc Mũi khô kiệt gây hiện tượng nứt nẻ ngầm, lúc này các dây thần kinh hộp sọ như bị căng ra người bệnh rất đau đầu từng cơn, có người phải đập đầu vào tường để giảm đau.
III. Những chỉ báo đặc trưng của viêm Xoang
Có tất cả 6 triệu chứng chính:
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
a. Xoang hàm: nhức vùng má.
b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
2. Chảy mũi:
a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau, chảy vào họng.
3. Nghẹt mũi:
Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Ngứa mũi:
Dị ứng mũi xoang.
5. Điếc mũi:
Ngửi không biết mùi. Thưòng là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
6. Biến chứng của Viêm Xoang:
a. Biến chứng gần: vi khuẩn lan chung quanh
- Viêm thị thần kinh
- Viêm họng, viêm amiđan.
- Viêm thanh quản, phế quản phế viêm.
- Rối loạn tiêu hóa.
b. Biến chứng xa: vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng.
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng huyết.
Còn tiếp ...