Bột Dưỡng sinh Trường Xuân

Bột Dưỡng sinh Trường Xuân.
Thực phẩm bổ sung dưỡng chất kéo dài tuổi thọ 


Lương y: Kiều Bình Vinh Quang

Bột Dưỡng sinh Trường Xuân là loại thực phẩm bổ sung những chất dinh dưỡng bị thiếu hụt trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, sản phẩm phân phối trong phạm vi nội bộ của cơ sở Việt y cổ truyền. Bột dinh dưỡng Trường Xuân không phải là thuốc nhưng lại cung cấp các chất dinh dưỡng mà các loại thuốc dùng để chữa bệnh không có, hoặc có nhưng còn thiếu hụt so với sức phát triển sinh học của cơ thể. Bột dinh dưỡng Trường Xuân được Nhà nghiên cứu Y Việt dân gian Lưu Hưng Linh kế thừa và nâng cao từ ghi chép của Tuệ Tĩnh ở mục “Bổ ích” trong Tuệ Tĩnh toàn tập. Thoạt đầu bột dinh dưỡng Trường Xuân được gọi với tên là Thuốc Trường Xuân. Xét thấy bột dinh dưỡng Trường Xuân không phải là thuốc vì nó không dùng để đặc trị một bệnh cụ thể, chức năng chính mà nó mang lại là bồi bổ sức khỏe toàn diện giúp cho việc phòng bệnh nhiều hơn. Để phản ánh đúng công năng dinh dưỡng Y - Sinh của sản phẩm, Việt Y cồ truyền gọi đúng tên của nó là “Thực phẩm bổ sung”. Hơn nữa nguyên vật liệu chính làm nên sản phấm đều là thức ăn quen thuộc lâu đời của người Việt.

Dinh dưỡng Trường Xuân

     Chức năng chính của Bột dinh dưỡng Trường Xuân:

1. Ngăn ngừa quá trình lão hóa của cơ thể, giữ cho da mịn màng mềm mại không bị trùng, dão gây nên các nếp nhăn ở mặt và cổ, chống xám da, khô da.

2. Bổ xung các chất dinh dưỡng cho quá trình hoạt động của Hệ nội tiết, đủ chất để sản sinh các loại hoóc môn và sản xuất các loại Enzym giúp cơ thể cân bằng sinh học, ngăn ngừa các bệnh ngoài da. Ở một mức độ nào đó Bột Trường Xuân hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị các bệnh “Chàm - cơ địa” kẻ cả bệnh ban đỏ mãn tính.

Bột Trường Xuân được chế tạo bởi các thực phẩm có nguồn gốc thực vật sau:

1. Vừng Đen (tên khoa học: Semen Sesami); 2. Củ Mằn đăng Ón (tên khoa học: Radix Polygoni multiflori); 3. Huyền phù Đậu đen; 4. Búp dâu tằm (tên khoa học Morus alba), cùng với men thực phẩm cổ truyền.
Bốn loại thực phẩm trên được phối chế với men thực phẩm gia truyền qua các bước công nghệ:

1. Hóa học (ngâm tẩm); 2. Nghiền thô (phá vỡ cấu trúc vật lý của vật liệu); 3. Công nghệ vi sinh (phá vỡ câu trúc sinh học nguyên thủy của vật liệu); 4. Khử nước bằng công nghệ nhiệt khô, đồng thời làm cho sản phẩm tiệt trùng; 5. Phối trộn vật liệu theo công thức hóa học thực phẩm cho ra thành phẩm.

100 gam bột dinh dưỡng Trường Xuân có các chất sau:

1. Năng lượng sinh học: 566 calo

2. Protein: 22 gam, trong đó chứa các A xít Amin sau:

- Lysin: 0,82 gam
- Tryptophan: 0,30 gam
- Metionin: 0,35 gam
- Phenylalanin: 1,8 gam
- Alanin: 1,3 gam
- Vanin: 1,2 gam
- Lenxin: 1,4 gam
- Izoleuxin: 1,2 gam
- Acghi nin: 1,8 gam
- Histidin: 0,9 gam

3. Lipit 30 gam (dầu thực vật)

4. Gluxit: 40 gam

5. Can xi 56 mg

6. Phốt pho 36 mg

7. Sắt 20 mg

8. VitaminB1 0,8 mg

9. VitaminB2 0,18 mg

10. VitaminE 5,14 mg

11.VitaminPP: 2,1 mg

12.VitaminC: 6 mg

13. Axit Nicotinic (niacin): 7,3 mg (tăng cường chức năng vi tuần hoàn, ngăn xám da, khô da)

14. Lexitin: 0,4 gam. Lexitin là một chất Hóa-Sinh được hình thành trong cơ thể sinh vật (thực vật và động vật) là kết quả của sự kết hợp giữa a xít Glyxerophotphorie với một phân tử Cholin và hai phân tử a xít béo. Lexitin là thành phần trọng yếu của Hệ thần kinh là chất quý giá nhất trong củ Mằn đăng Ón. Kinh nghiệm dân gian nước Việt dùng củ này để chữa chứng suy nhược thần kinh, tăng chất dịch bào và bổ tim.

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã nhận ra những chế phẩm dùng để chữa trị một loại bệnh cụ thể nhằm cứu sống con người gọi là “Thuốc bệnh”. Còn những chế phẩm không chữa một loại bệnh cụ thể mà có tác dụng nâng cao sức lực và trí lực kéo dài tuổi thọ được gọi tên là “Thuốc bổ”. Ở mục “Bổ ích” trong Tuệ Tĩnh toàn tấp, ông viết: “Con người căn bản là nhờ tinh thần và khí huyết mà duy trì sự sống, nếu thủy hỏa điều hòa thì sự sống yên lành, thủy hỏa thiên lệch thì sinh ra đủ thứ bệnh. Người uống rượu nhiều quá, dâm dục nhiều quá thì hại tinh huyết, lo nghĩ mệt nhọc quá thì hại can khí, ưu sầu quá thì hại phế khí, vui mừng quá thì hại tâm khí, sợ sệt quá hại thận khí... khéo ăn ở thì khỏe mạnh, không khéo ăn ở thì chết...Vì vậy phép bổ dưỡng rất có quan hệ đến tính mạng con người, tôi góp nhặt một số bài thuốc sau đây để tùy từng bệnh mà bồi dưỡng”. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, ngày nay những bài thuốc ghi trong mục “Bổ ích” của Tuệ Tĩnh được gọi là “Thực phẩm bổ sung”.

Mười chín ghi chép của Tuệ Tĩnh trong mục “Bổ ích” cho chúng ta niềm tin các loại thực phẩm này đã được ông cha ta dùng rất lâu đời và tác dụng bồi bổ sức khỏe con người có kết quả thực tế. Điều quý giá là các loại thực phẩm dùng cho việc “Bổ ích” đều sẵn có ở nước Nam ta. Kinh nghiệm dân gian là tập hợp những cái ngẫu nhiên đắc dụng, nhưng nếu chỉ dừng ở cái ngẫu nhiên thì chưa phải là khoa học. Nhiệm vụ của người nghiên cứu Y học Dân gian là phải chứng minh được đằng sau cái ngẫu nhiên đắc dụng của đó luôn là cái tất yếu đúng quy luật vận động của sự sống. Nhờ có khoa học phân tích Hóa – Sinh hiện đại những loại thực phẩm được cha ông ta lựa chọn để “bổ ích” đã được chứng minh là chất sinh học phù hợp với quá trình sống của con người. Chính vì thế mà các chất sinh học được cấu tạo ở Bột Dinh dưỡng Trường Xuân không còn là những chất “theo kinh nghiệm dân gian” mà là hợp chất được cấu trúc có cơ sở khoa học vững chắc. Lấy ví dụ huyền phù (cao lỏng) đậu đen cấu tạo trong bột Trường Xuân có luân cứ khoa học như sau:

Mầm xanh, trường xuân
 

Bảng thành phần dinh dưỡng của đậu đen đã nấu chín 
Trong 1 cốc đậu đen tương đương với 172g 
Cung cấp 227,04 calo 
(Nguồn: whfoods.com)

Các chất dinh dưỡng

Hàm lượng

Nhu cầu hàng ngày (%)

Molybdenum

129,00 mcg

172,0

Folate

255,94 mcg

64,0

Chất xơ

14,96 g

59,8

Trytophan

0,18 g

56,2

Mangan

0,76 mg

38,0

Protein

15,24 g

30,5

Magie

120,4 mg

30,1

Vitamin B1 (Thiamin)

0,42 mg

28,0

Photpho

240,8 mg

24,1

Sắt

3,61 mg

20,1

 

Đậu đen chứa nhiều chất xơ tiêu hóa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn trong ruột kết để chúng sản sinh ra axit butyric. Axit này được các tế bào lót ở mặt trong của đại tràng sử dụng để phục vụ cho các hoạt động của của đường tiêu hóa hoạt động luôn được bình thường Chính các thành phần lâu nay vẫn coi là khó tiêu hóa có trong đậu đen qua khảo nghiệm khoa học lại có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

“Một cây làm chẳng nên non” Chất xơ có trong đậu đen kết hợp với các chất xơ tiêu hóa có trong củ mằn Đăng Ón, trong lá dâu tằm cả trong vừng đen nữa đã hỗ trợ cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhờ có “chất xơ tiêu hóa” đã kéo protein có thức ăn hằng ngày di chuyển dọc ống tiêu hóa với một tốc độ chậm dần đều nên quá trình phá vỡ thức ăn thành các phần nhỏ hơn bao gồm đường đơn sẽ ổn định hơn từ đó giúp hạn chế việc hấp thụ đường đơn trong ống tiêu hóa. Đối với bệnh tiểu đường type 2, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến hiệu quả hạn chế enzym alpha-amylase của đậu đen. Alpha-amylase là enzyme có vai trò rất quan trọng trong việc phân hủy tinh bột thành đường, nếu quá trình phân hủy này chậm thì sẽ giúp giải phóng ít đường hơn.

Bột Trường Xuân chứa hàm lượng xơ tiêu hóa thích hợp làm giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim. Bột Trường Xuân còn cung cấp các phytonutrient, một loại dưỡng chất có nhiều trong đậu đen và vừng đen. Vỏ hạt đậu đen Vừng đen là nguồn cung cấp 3 loại anthocyanin flavonoids: delphinidin, petunidin và malvidin. Đây là những chất có vai trò chủ yếu trong sự hình thành màu đen bóng của vỏ các chất này có tác dụng chống ô xy hóa và chống viêm ở Hệ tim mạch.

Kinh nghiệm dân gian cổ truyền không chỉ cung cấp cho hậu thế các loại thực phẩm “bổ ích” mà con cung cấp cho con cháu công thức phối chế. Một thực phẩm dùng riêng lẻ chưa hẳn đã phát huy được hết công năng của nó, nhưng khi dùng đồng thời với các loại thực phẩm khác với liều lượng tương thích sẽ phát huy tác dụng tổng hợp. Đây là một kinh nghiệm vô cùng quý giá mà ông cha ta đã phải trả giá bằng nhiều mạng sống của nhiều thế hệ mới đúc kết được. Các thực phẩm tham gia cấu thành bột Trường Xuân đã kế thừa các kinh nghiệm quý báu đó. Bản thân tác giả của loại bột Dinh dưỡng này đã dùng chính mạng sống của mình để thử nghiệm trong hai mươi năm và kết quả thu được đúng như Tuệ Tĩnh đã nói.

Bí quyết trẻ lâu, Trường Xuân

Bột Trường Xuân tuy là loại bột thực phẩm không phải là thuốc đặc trị một loại bệnh nào nhưng vì công năng của nó rất cao nên mỗi lần dùng chỉ nên uống không quá 5 gam, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cho bột vào một cốc thủy tinh hoặc bằng gốm sứ, đổ vào 150 ml nước sôi quấy đều đậy kín trong 5 phút rồi ăn như ăn chè, không nên cho thêm đường mía để làm quen với vị hơi nhẵng đắng nhẹ. Ăn xong, dư vị hơi đắng đọng lại trong miệng để yên trong 5 phút rồi mới dùng nước trắng xúc miệng. 5 phút của dư vị có tác dụng kích thích vị giác và lượng nước bọt tiết ra hòa vào với dư vị này tạo nên một chất làm chặt chân răng, ngăn chặn bệnh viêm nha chu.

Theo lời chỉ dẫn của Tuệ Tĩnh: một liệu trình là 30 liều uống đều trong 30 ngày, uống 3 liệu trình thì toàn thân nổi đầy mụn không nên hoảng hốt, đây là hiện tượng thải độc ra ngoài. Sau đó khắp mình tươi sáng da dẻ mịn màng. Tiếp tục ăn bột Trường Xuân trong 6 tháng khí lực trở nên mạnh mẽ, mọi tật bệnh dần tiêu tan. Nếu trường kỳ uống mãi bột Trương Xuân gân cốt trở nên khỏe mạnh, khí huyết dồi dào, tai tỏ mắt sáng, tinh thần khoan khoái, tăng tuổi thọ. (Tuệ Tĩnh toàn tập tr.217).

Hà nội ngày 24 tháng 6 năm 2012

_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức