Con người bắt đầu vào tuổi trưởng thành đã có 30 cái răng. Tây y đã có hơn 30 luận án tiến sĩ về răng nhưng vẫn chưa trả lời được rõ có bao nhiêu nguyên nhân sinh học và hóa học làm rụng răng (nguyên nhân Vật lý làm gẫy răng không tính đến vì đó là “bất khả kháng rồi”). Đau răng thực chất là đau ở tủy răng. Nói đến tủy răng phải biết ngay đó là những bó dây thần kinh luôn được ngâm trong đó rồi. Tây y đã tìm thấy mối liên hệ giữa răng và tim, nhưng đứng trước câu hỏi đau răng làm yếu tim hay yếu tim làm đau răng? Chưa được trả lời ở tầm "Tâm phục khẩu phục". Có thể phải có một luận án tiến sĩ nữa để trả lời cho câu hỏi này chăng? Cách chữa đau răng hữu hiệu nhất của Tây y là nhổ răng đau vứt đi. Xử lý như vậy là không muốn giải quyết mâu thuẫn mà là triệt tiêu mâu thuẫn. Đứng ở góc độ sinh học mà nói thì chữa bệnh bằng cách cắt bỏ là “hủy diệt sinh giới”.
Răng ngoài nhiệm vụ trực tiếp là nghiền xé thức ăn nó còn là trạm rada tiên phong nhận diện sớm nhất về chất lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Rồi “Truyền tin mới nhận được” cho tuyến thần kinh cột sống nơi khu trú các tế bào sinh huyết, chuyên sản sinh ra bạch cầu của hệ thống miễn dịch. Các tế bào bạch cầu non vừa sinh ra lập tức được điều động đến tuyến ức và các hạch bạch huyết, để nạp thêm nồng độ men (Enzyme), sinh chất tạo ra kháng thể tương thích nhằm hoạt hóa kháng nguyên hỗ trợ cho “sự nghiệp tiêu hóa thức ăn của cơ thể”. Lâu nay người ta chỉ nhấn mạnh đến yếu tố miễn dịch của hệ thống miễn dịch mà lờ đi chức phận hỗ trợ tiêu hóa thức ăn của hệ thống này.
Răng quan trọng như vậy nên được cấu tạo rất tinh vi, tủy răng được bọc bằng một loại chất liệu vừa cứng rắn lại vừa dai. Chịu được cả lực nén lẫn lực kéo, lực uốn có sức bền hơn bất cứ loại vật liệu nào đang dùng. Bên ngoài lớp chịu lực này còn được tráng một lớp men bảo vệ bóng như sứ có độ phản quang hấp dẫn ưa nhìn. Từ rất sớm người Việt cổ đã hiểu được tác dụng y học của răng nên đã tìm cách bảo vệ bằng biện pháp tăng cường thêm một lớp cao phân tử đen nhánh có khả năng chống lại các loại men phá hủy răng “Trăm quan đổi lấy miệng cười, nghìn quan mua lấy nụ cười răng đen”.
Một trong những khác biệt của y việt cổ truyền với các nên y học khác là đánh giá vị thế răng và tóc rất cao trong cơ thể sống. Cổ nhân dạy “Cái răng cái tóc là gốc con người” xin nhớ cho là gốc chứ không phải như một số người nói là “góc” nói góc là nói cho có vần theo kiểu “nghệ thuật thơ bút tre” hiếp ý để đoạt vần. Nói “ góc” thì lời di huấn của tiền nhân thành vô nghĩa dẫn tới phản cảm, coi khinh trí tuệ tổ tiên.
Xin thưa muốn sống lâu sống khỏe phải giữ gìn răng cho tốt, người cao tuổi còn một cái răng cũng quyết giữ đừng nhẹ dạ bùi tai nghe lời dụ của thợ làm răng giả vặn nghiến chiếc răng còn sống để lắp cả hàm răng giả, tiện cho họ nhưng hại tới sức khỏe của ta. Lắp răng giả có thể nghiền xé thức ăn được tốt hơn nhưng vì là đồ giả nên nó không làm được chức phận thông tin, không làm tăng được năng lực cho hệ thống miễn dịch. Bởi vì suy cho đến cùng mọi cái chết do bệnh tật hoặc do lão hóa đều có căn nguyên từ hệ thống miễn dịch suy yếu mà ra cả!
_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"