2. Thuyết “STRESS”
Một trong những vị chủ soái của học thuyết này là ông Xilai (Selye). Ông nói: bất cứ một kích thích mạnh nào của ngoại môi tác động trên cơ thể đều có thể gây ra một trạng thái căng thẳng (Stress), một chuỗi phản ứng không đặc hiệu kết hợp với nhau thành “hội chứng thích ứng chung”. Hội chứng này bao gồm 3 thời kỳ: sau phản ứng báo động là thời kỳ đề kháng, kế đến là thời kỳ kiệt quệ. Phản ứng báo động bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn sốc và giai đoạn chống sốc. Trong thời kỳ đề kháng, kích thích vẫn tiếp tục, những hiện tượng tấn công và phòng ngự vẫn xen lẫn nhau, cơ thể động viên cả một hệ thống phòng ngự trong đó chủ yếu là tuyến yên và vỏ thượng thận. Cơ thể sẽ hồi phục nếu hệ thống phòng ngự vững chắc. Nếu khả năng phòng ngự yếu ớt và kích thích bệnh lý tiếp tục phát huy tác dụng, bệnh sẽ phát sinh. Trong thời kỳ kiệt quệ (suy sụp) khả năng thích ứng giảm dần rồi mất và cơ thể sẽ chết.
Học thuyết Stress của Xilai đã được các thầy chữa bệnh tâm thần của Tây y đón nhận và coi nó như một chìa khóa thần để hóa giải các bệnh tâm thần, nhưng rồi kết quả chỉ là thất vọng. Chìa khóa thần kỳ của học thuyết Stress không mở được sự bí ẩn của bệnh tâm thần. Theo các nhà bình luận của các nhà bác học của Tây y: “Học thuyết Stress mặc dù đã sáng tỏ nhiều điểm về hoạt động trong cơ thể khi bị bệnh, song vì quá cường điệu vai trò của hệ thống nội tiết, lấy cái bộ phận để giải thích cái toàn bộ, nên Xi-lai đã không thấy rõ cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn, có liên hệ mật thiết với ngoại môi dưới ảnh hưởng của vỏ não”. Trong suy nghĩ thường trực của các nhà bác học Tây y Hệ thống thần kinh mới là địa chỉ để truy cập tìm bí mật của bệnh tâm thần, nên học thuyết Stress của Xilai đã bị các thầy chữa bệnh tâm thần của Tây y loại bỏ.
3. THUYẾT FROI (FREUD)
Học thuyết này còn gọi là thuyết phân tâm, thuyết tinh thần cơ thể. Tác giả nguyên là một nhà tâm lý học nhưng qua cách thể hiện nội dung học thuyết “tinh thần cơ thể” ông lộ diện là nhà duy tâm chủ quan của tâm lý học. Froi cho rằng yếu tố tâm lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh. Theo Froi cái cốt lõi của tâm lý con người là bản năng tự thân. “Cái tôi” là tất cả các hoạt động của con người nhằm thỏa mãn bản năng. Trong những bản năng tự nhiên của con người thì bản năng tình dục là quan trọng bao trùm lên tất cả các mối quan hệ khác. Froi gọi tất cả những thứ như “lương tâm”, “ý thức” là “cái tôi lý tưởng” (cái siêu tôi) là sự ràng buộc xã hội đối với con người. “Cái siêu tôi” chén ép cái bản năng, không cho nó tự do hoạt động.
Giữa “cái nó” và “cái tôi lý tưởng” luôn luôn có xung đột, chống đối lẫn nhau. Các bản năng bị chén ép, song không mất đi mà vẫn tiềm tàng, hoạt động và điều khiển hành vi của con người, hoặc do bị chén ép mà sinh ra các bệnh tâm thần. Như vậy bệnh chỉ là sản phẩm của một cuộc xung đột tâm lý trong đó ý thức đã chèn ép bản năng. Froi nhấn mạnh: phần lớn những xung đột trong nội tâm của chúng ta gây ra bệnh tâm thần là thuộc bản năng sinh dục vì xã hội đã có những quy luật khắt khe về hành vi sinh dục ấy. Froi đề xuất cách chữa là tìm cách giải phóng những bản năng bị chèn ép...
Học thuyết của Froi hiện rất thịnh hành ở các nước có nền kinh tế phát triển vì nó nói rằng tất cả mọi bệnh tật đều do nguyên nhân tâm thần gây ra. Học thuyết này được dùng để giải thích cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh như: u độc tuyến vú là do sự chửa đẻ hay do bị thất tình, hen phế quản ở người con là do sợ mất tình cảm của người mẹ. Thậm chí học thuyết đó còn dùng để giải thích những hành động ăn cướp, giết người là biểu hiện bệnh lý của bản năng muốn chết gây ra.
Học thuyết Froi không được các thầy chữa Tây y có lương tri hoan nghênh vì nó giải thích nguyên nhân gây bệnh tâm thần là do bản năng sinh dục của con người bị dồn nén. Nếu tin vào lới của Froi thì bệnh tâm thần trong đó có bệnh hoang tưởng do nghiện chất ma túy là không chữa khỏi. Để xuất giải quyết của Froi là giải tỏa bản năng bị kìm nén để chữa bệnh tâm thần lại là điều kiện để lan truyền nhanh bệnh tâm thần. Khi bản năng thú ở người không được kiếm soát chặt chẽ sẽ là mảnh đất gây ra bao tệ nạn xã hội. Bản năng tính dục được thả lỏng như ở một số nước có kinh tế phát triển đã thịnh hành tệ loạn luân. Bản năng thú ở con người bị thả lỏng sẽ là cơ hội cho những kẻ đồi trụy tự do săn tìm cảm giác mạnh. Nạn nghiện hút ma túy sẽ hoành hành và bệnh hoang tưởng sẽ bùng phát ở cấp đọ cao. Froi không có lương tâm thầy thuốc, ông ta không phải là thầy chữa bệnh tâm thần vì chính ông ta là kẻ mắc bệnh tâm thần.
4. THUYẾT THẦN KINH CỦA BỆNH
Người Nga là chủ soái của học thuyết này. Páp lốp là người có đóng góp quan trọng cho học thuyết này ở phần “hoạt động thần kinh cao cấp”. Theo học thuyết này, muốn duy trì sự sống thì nội môi và ngoại môi phải là một khối thống nhất. Páp lốp đã chỉ ra hoạt động của thần kinh cao cấp chi phối khả năng thích ứng của cơ thể đối với ngoại môi. Ông còn đóng góp ý kiến có tính cống hiến là “trong mỗi bệnh có 2 quá trình song song tồn tại: quá trình bảo vệ sinh lý và quá trình huỷ hoại bệnh lý”. Học thuyết thần kinh của bệnh do những người Nga tạo dựng đã khắc phục được những nhược điểm của các học thuyết về bệnh trước đó nhưng với bệnh tâm thần thì học thuyết này chưa có đóng góp gì nổi trội, đáng chú ý là mấy thế hệ các nhà bác học y học Nga sau Páp lốp đã quá đề cao, thậm chí tuyệt đối hoá vai trò của vỏ não, coi như là khâu quyết định mọi hoạt động của cơ thể, cho rằng từ thần kinh có thể sinh ra mọi thứ bệnh, và phản xạ bệnh lý là cơ sở duy nhất của sự phát triển bệnh. Chính quan niệm phiến diện đã hạn chế việc nghiên cứu phát triển các hướng khác trong y học một thời gian dài, như thần kinh thực vật, nội tiết, sinh hoá thần kinh, v.v.. Đặc biệt trường phái thần kinh của bệnh cũng gián tiếp chịu trách nhiệm sai lầm về biện pháp cắt đục thùy trán để chữa bệnh tâm thần phân liệt được trao nhầm giải Noben cho BS phẫu thuật Antonio Egas Moniz, tác giả của cái gọi là phát minh này.
Chúng ta vừa điểm qua bốn chủ thuyết về bệnh của Tây y với hy vọng tìm thấy một tín hiệu của Tây y về nguyên nhân sinh bệnh tâm thần nói chung và bệnh hoang tưởng nói riêng. Kết quả cho thấy Tây y trả lời câu hỏi: “Bệnh diễn ra như thư thế nào?” thì rất khúc triết và rất hay nữa. Nhưng khi trả lời câu hỏi: “Nguyên nhân gây bệnh là do đâu?”, tức là trả lời câu hỏi: “Tại sao bệnh lại diễn như thế?” thì Tây y không nói. Nếu truy tìm nguyên nhân của bệnh tâm thần nói chung và bệnh trầm cảm - áo giác - hoang tưởng nói riêng thì cũng có câu trả lời tương tự. Ngay như khái niệm bệnh, tức là tại sao sinh bệnh? Tây y vẫn chưa trả lời được. Nói lên điều này để các bạn đang chữa trị bệnh tâm thần bằng các loại thuốc của Tây y cần có sự cảm thông. Không phải Tây y “nuôi bệnh” để vụ lợi đâu mà chữa bệnh thực chất là các cuộc dò tìm.
Tôi xin giới thiệu cách đọc bệnh tâm thần nói chung trong đó có bệnh hoang tưởng cùng các liệu pháp chữa trị đặc hiệu của y học thuần Việt cổ truyền để mọi người tham khảo.
Còn tiếp ...
_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"
Xem thêm:
* Chữa bệnh hoang tưởng cho người nghiện chất Ma túy tổng hợp