Muốn Sống khỏe, sống lâu cần hiểu rõ Cơ Địa của mình
Lưu Hưng Linh
Từ khi có lời phát biểu của Louis Pasteur các thầy thuốc Tây y đều ưa dùng thuật ngữ “cơ địa” để chỉ sự phản ứng khác nhau của cơ thể mỗi người đối với môi trường sống. Nhiều căn bệnh nan y được xếp vào “bệnh do cơ địa” hay còn gọi là bệnh do thể tạng (các bệnh atopy). Điển hình như các bệnh tự miễn, các phản ứng quá mẫn, sự suy giảm miễn dịch, hiện tượng thải ghép và bệnh dị ứng... Sinh lý học và tâm lý học đã giúp Tây y đọc bệnh khúc triết đến tuyệt vời, nhưng tiếc thay những căn bệnh thuộc về cơ địa người thì Tây y chưa có thuốc chữa đặc hiệu. Biện giải về thực trạng này Tây y giải thích rằng: những bệnh thuộc cơ địa rất khó chữa vì nó mang yếu tố di truyền. Việt y cổ truyền cho rằng cơ địa là trừu tượng, nhưng tiếng nói của cơ địa lại rất cụ thể, vấn đề ở chỗ ta có biết lắng nghe và thấu hiểu tiếng nói của cơ địa hay không mà thôi.
Khi soi gương ta nhìn thấy cơ thể của mình, đó là lúc ta nhìn thấy Cơ thể ở dạng cấu trúc vật lý. Cấu trúc vật lý cho thấy: Cơ thể người bao gồm đầu, thân và tứ chi (hai tay và hai chân). Bên trong cái vỏ bọc là thành cơ thể ấy với cái nhìn của giải phẫu học ta thấy những hệ thống các cơ quan nội tạng. Cùng lúc đó một câu hỏi vang lên trong đầu: Tại sao cơ thể ta lại cao to quá cỡ hoặc thấp bé nhẹ cân thế này? Để trả lời câu hỏi luôn gây cho ta cảm giác khó chịu đó, Sinh học xuất hiện.
Sinh học nói rằng: Hình dáng và thể trạng chịu ảnh hưởng bởi các gien di truyền cùng với các nhân tố gặp phải trong quá trình hình thành cơ thể từ trong bào thai. Hình dáng và thể trạng từ cái thủa ban đầu đó Việt Y cổ gọi là “Tạng người”, Sinh học hiện đại gọi là Cơ Địa (Mời bạn xem hình ảnh "Tiến trình thụ thai, phát triển thai nhi" có trên trang điện tử Việt y cổ truyền).
Sinh học hiện đại nói đến Cơ Địa cũng chỉ là tình cờ. Theo từ điển mở Wikipedia: ”nhờ sự quan sát tỉ mỉ, Louis Pasteur (27/12/1822 - 28/9/1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, đã nhận diện được các con tằm bị bệnh và tiêu diệt trứng của chúng trước khi bệnh lây lan cho các cá thể khác. Ông cũng là nhà sinh vật học lần đầu tiên nêu lên khái niệm "cơ địa". Ông nói: các cá thể có "cơ địa" suy yếu thường là những cơ địa thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật và như vậy có khuynh hướng dễ mắc bệnh hơn các cá thể khác”
Từ ngày có lời phát biểu của Pasteur các thầy thuốc Tây y đều ưa dùng thuật ngữ “Cơ Địa” để chỉ sự phản ứng khác nhau của cơ thể mỗi người đối với môi trường sống. Nhiều căn bệnh nan y được xếp vào “Bệnh do Cơ địa” hay còn gọi là bệnh thể tạng (các bệnh atopy). Khi Sinh lý học con người phát triển, một chuyên ngành của nó là Miễn dịch học đã dùng khái niệm “cơ địa kiểu Pasteur” để lý giải cơ chế bệnh sinh của các bệnh tự miễn, các phản ứng quá mẫn, sự suy giảm miễn dịch và hiện tượng thải ghép, v.v… điển hình là sự giải thích bệnh dị ứng: “Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những chất lạ. Gọi là quá mức vì các chất lạ này đều được cơ thể nhận biết và vô hại đối với những ai không bị dị ứng. Còn cơ thể của người bị dị ứng sẽ nhận ra các chất lạ và sẽ khởi động một phần hệ thống miễn dịch. Các chất gây nên hiện tượng dị ứng được gọi là dị nguyên. Các dị nguyên bao gồm bụi, phấn hoa, mốc, thực phẩm... Có thể hiểu dị nguyên là những chất lạ đối với cơ thể và có thể gây nên phản ứng dị ứng ở một số người. Khi dị nguyên tiếp xúc với cơ thể những người bị dị ứng thì sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo nên các phản ứng dị ứng”. Những người như thế được gọi là người có “cơ địa” quá mẫn cảm với diễn biến của môi trường sống.” (Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ).
Khái niệm “cơ địa” trong Y - Sinh học hiện đại ngày càng được làm rõ thêm khi Sinh lý học con người trở thành một ngành khoa học độc lập. Các phân nhánh của khoa học Sinh lý học con người đi sâu nghiên cứu tìm ra những bí ẩn chuyển hóa trong cơ thể con người được giải mã, như: (1) Hệ thần kinh, (2) Các giác quan, (3) Hệ cơ xương, (4) Hệ tuần hoàn, (6) Máu, (7) Hệ tiêu hóa, (8) Hệ hô hấp, (9) Hệ bài tiết, (10) Hệ miễn dịch, (11) Hệ nội tiết, (12) Hệ Sinh sản, (13) Da, (14) Các mô Mỡ.
Sau khi giải mã được các bí ẩn hoạt động của các bộ phận của cơ thể, sinh học hiện đại nhận ra: Cơ thể người là một khối thống nhất, bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng, nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào. Tế bào được coi là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Tế bào chính là cốt vật chất của cơ địa sinh vật. Các tế bào tồn tại, lớn lên và phân chia là do thường xuyên được cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạng các hợp chất đơn giản, nhờ đó các tế bào có thể tổng hợp nên những chất phức tạp cho từng cơ quan và cơ thể (quá trình đồng hóa với sự tham gia của các hệ en-zim có trong tế bào. Chính những hợp chất đơn giản này lại là kết quả của quá trình biến đổi những hợp chất phức tạp có trong thành phần thức ăn lấy ở môi trường ngoài nhờ các cơ quan tiêu hóa. Trong quá trình hoạt động của các tế bào chức năng: co rút của tế bào cơ, tiết của tế bào tuyến, truyền hưng phấn của tế bào thần kinh,... phải tiêu dùng năng lượng. Nguồn năng lượng này chính là do quá trình ô-xi hóa các hợp chất tích năng lượng có trong thành phần của tế bào cung cấp (quá trình dị hóa), nhờ ô-xi của không khí bên ngoài được cơ quan hô hấp tiếp nhận theo dòng máu và thông qua nước mô tới tận các tế bào. Kết quả của quá trình dị hóa, một mặt tạo ra năng lượng, nhưng mặt khác cũng tạo ra các sản phẩm phân hủy, không cần thiết cho cơ thể. Cuối cùng các chất này sẽ được thải ra ngoài qua các cơ quan bài tiết (thận, phổi, các tuyến mồ hôi,...). Sự vận chuyển các chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp cùng ô-xi từ cơ quan hô hấp tới các tế bào đảm bảo cho quá trình đồng hóa và dị hóa ở tế bào, đồng thời chuyển các sản phẩm phân hủy từ tế bào đến các cơ quan bài tiết theo dòng máu là nhờ các cơ quan tuần hoàn.
Khoa học Sinh lý con người đã nhận ra hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không biệt lập mà phối hợp, ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng để thực hiện một quá trình sinh lí cơ bản được gọi là: quá trình trao đổi chất ở phạm vi tế bào, giữa tế bào với môi trường trong cơ thể (nội môi). Máu, nước mô và bạch huyết đảm bảo cho quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở trong tế bào được thực hiện một cách liên tục (quá trình đồng hóa và dị hóa). Các quá trình trên thực hiện được lại nhờ chính sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và nhờ cơ quan tuần hoàn làm môi giới trung gian.
Sự thay đổi hoạt động sống của cơ thể liên quan đến sự tăng giảm nhu cầu vật chất và năng lượng của các tế bào, từ đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong đời sống của cơ thể cho phù hợp với sự thay đổi hoạt động từng lúc, ở từng nơi, phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể là do hệ thần kinh đảm nhiệm, thực hiện bằng cơ chế phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có sự tham gia, hỗ trợ của các tuyến nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn. Toàn bộ sự hoạt động đó được coi là phản ứng của cơ địa với môi trường sống.
Cuối thế kỷ 19, Tây y được bổ xung kiến thức về Tâm lý học. Người sáng lập của ngành tâm lý học là Wilhelm Wundt. Vào năm 1879 ông thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên ở Leipzig, Đức. Ông tách Tâm lý học ra khỏi các khoa học khác để chuyên nghiên cứu hoạt động tinh thần và tư tưởng của con người. Tâm lý học chú ý đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người". Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học (yếu tố tâm linh). Những người đóng góp cho tâm lý học trong những ngày đầu tiên bao gồm Hermann Ebbinghaus (người tiên phong nghiên cứu trí nhớ), Ivan Petrovich Pavlov (người Nga đã phát hiện ra quá trình học hỏi thông qua những điều kiện kinh điển - phản xạ có điều kiện, là khái niệm quan trọng trong nghiên cứu tâm lý cấp cao con người - ("sinh lý thần kinh cấp cao") và Sigmund Freud. Freud là người Áo đã có rất nhiều ảnh hưởng đến môn tâm lý học, mặc dù những ảnh hưởng này thiên về sinh vật hóa hơn, đóng góp cho ngành khoa học tâm lý. Thuyết của Freud cho rằng cấu trúc hành vi người được thúc đẩy bởi các thành tố cơ bản là ý thức - tiềm thức - vô thức, dựa trên cơ chế "thỏa mãn và dồn nén".
Tâm lý học hiện nay đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học, sử dụng và tiếp thu kiến thức từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người vì thế mà nó có khuynh hướng chiết trung.
Tây Y mô tả được tỷ mỉ phản ứng của cơ địa với môi trường sống như vậy là nhờ có Sinh lý học, sau đó được bổ xung kiến thức của Tâm lý học. Những môn khoa học này đã cho Tây y một nhận định có tính chỉ đạo: tất cả cấu trúc của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có liên quan mật thiết với chức năng của chúng, trong đó chức năng luôn quyết định cấu trúc. Sinh lý học và tâm lý học đã giúp Tây y đọc bệnh khúc triết đến tuyệt vời, nhưng tiếc thay những căn bệnh thuộc về cơ địa người thì Tây y chưa có thuốc chữa đặc hiệu. Biện giải về thực trạng này Tây y giải thích rằng: những bệnh thuộc cơ địa rất khó chữa vì nó mang yếu tố di truyền.
Tây y đọc và chữa bệnh cơ địa chưa thành công vì nó bị ám ảnh bởi nhận định: Phần lớn các khía cạnh của sinh lý học con người là tương đối gần gũi với các lĩnh vực tương ứng của sinh lý học động vật, vì thế các thực nghiệm trên động vật đã cung cấp nhiều nền tảng cho các kiến thức của Tây y.
“Việt y cổ truyền” luôn cho rằng: muốn đọc bệnh đúng trong cơ thể con người thì các kết quả thực nghiệm trên cơ thể động vật chỉ mang ý nghĩa tham chiếu chứ không thể coi là “nền tảng“ được. Bởi vì, “con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”, những căn bệnh khó chữa mà con người mắc phải đều có nguồn gốc sâu xa từ “quan hệ xã hội” chứ không phải đơn thuần từ chuyển hóa vật chất trong cơ thể, mặc dù biểu hiện ra bệnh đều hiện diện ở chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Nếu chỉ căn cứ vào chuyển hóa vật chất trong cơ thể để đoán bệnh thì mới chỉ nhìn nhận con người là một động vật như các loài cầm thú mà thôi.
Phản ứng của cơ thể động vật với môi trường sống là tiếng nói của “cơ địa”. Cơ thể động vật trong đó có con người tiếp cận với môi trường sống bằng các giác quan của nó. Nếu so sánh công năng của của các giác quan giữa con vật và con người thì các giác quan của con người kém hơn. Khứu giác (ngửi) của con người thua xa khứu giác con chó. Thị giác của con người thua xa thị giác con Cú nếu cả hai cùng thi nhìn trong đêm tối. Thính giác của con người thua xa thích giác của con Giơi vì nó nghe được cả hạ âm… Mặc dù vượt trội về công năng như vậy, nhưng các giác quan của con vật thu thập thông tin về môi trường sống nghèo nàn hơn những thông tin của các giác quan con người cùng tiếp xúc với con vật trong một môi trường sống đó. Vì sao có hiện tượng đó?
Tiếp cận với môi trường sống các con vật chỉ tập trung vào bốn loại thông tin: (1) Nguồn thức ăn, (2) Nhiệt độ, (3) Độ ẩm, (4) Tốc độ gió, trong đó yếu tố nguồn thức ăn luôn giữ vị trí hang đầu. Môi trường sống không có đủ 4 yếu tố đó thì nó bỏ đi. Khi tiếp xúc với môi trường sống, năm giác quan của con người hoạt động đồng thời, cảm ứng môi trường mà cơ địa con người thu nhận là cảm ứng phức hợp. Bầu trời cao có mây bay gió thổi, thời tiết nắng mưa, nóng lạnh; dưới mặt đất có “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”, nước chảy thành sông đọng lại các ao, hồ…Con người tồn tại theo loài. Lồng vào môi trường sống của thiên nhiên là môi trường sống của Xã hội loài người tác động đồng thời vào chủ thể của một con người. Nhờ có Lao động nên con người không chạy trốn khỏi nơi mình đang sống mà là cải tạo môi trường cho phù hợp với điều kiện sống của mình. Không có loại Môi trường nào có sẵn điều kiện sống theo nhu cầu của con người mà con người phải bằng lao động của mình tạo cho đủ những điều kiện sống đó. Năng lực lao động của con người không phải là bản năng sẵn có theo góc nhìn sinh học mà nhờ vào khả năng học tập kiếu Pavlov và không ngừng tích lũy kinh nghiệm theo trí nhớ Kiểu Hermann Ebbinghaus.
Bằng kinh nghiệm thực tế chữa bệnh từ ngàn đời truyền lại, Việt y cổ truyền đã sớm nhận ra cái căn cốt của sự sống con người. Kinh nghiệm cổ truyền dạy các thầy Lang Việt khi bắt đầu thăm khám bệnh luôn phải quan sát “cái thần thái” của người bệnh để tìm ra hướng chủ đạo khi khám bệnh. Cái ”thần thái” mà “cơ địa người” toát ra đó, Y học Dân gian nhận ra chứa hai loại thông tin ở cơ thể người: (1) Diễn biến của quá trình sinh lý và (2) diễn biến của quá trình tâm lý. Hai loại diễn biến này diễn ra đồng thời và tác động qua lại với nhau tạo tiền đề cho nhau làm nên cái “thần thái” của con người. Những nhận biết về sự sống ở cơ thể người từ ngàn xưa đã được Tuệ Tĩnh sưu tầm và ghi lại trong tác phẩm: ”Hồng nghĩa giác tư Y thư”, trong đó phần nói về “Tạng phủ và kinh lạc” đã viết: “Can tàng Hồn, ngoài ứng với Mắt; Tâm (tim) tàng Thần, ngoài ứng với Lưỡi; Tỳ tang ý, ngoài ứng với miệng; Phế tàng Phách, ngoài ứng với mũi; Thận tàng chí...” Nhận biết về sự sống ở cơ thể người của tổ tiên người Việt từ thời Hùng Vương cách nay hơn 3000 năm đối chiếu với khoa học hiện đại nghiên cứu về Sinh lý con người mới xuất hiện ở thế ký 19 thì những hiểu biết đó còn rất thô sơ và nhuốm màu thần bí. Thời gian trôi đi, những hiểu biết thoạt nhìn có vể ngây thơ đó lại chứa đựng điều quan trọng nhất của sự sống Người. Khái niệm “Tứ diện hiện sinh: Tính, Khí, Tình, Thần” là một sự đúc kết những quan sát thực tế quá trình kiến tạo nên cái căn cốt (cơ địa) của một con người.
Tính, Khí, Tình, Thần là một khái niệm trừu tượng nó chỉ giành riêng cho các vị Lang Thuốc vận dụng khi chữa bệnh. Để phổ cập kiến thức y học này đến số đông dân chúng thì khái niệm cơ địa được diễn tả qua biểu hiện sinh lý hàng ngày, đó là “Đại tứ khoái”: Ăn, Ngủ, Làm tình và Bài tiết. Một cơ thể có cơ địa lành mạnh luôn thể hiện qua “Đại tứ khoái” ở mức thăng hoa, nghĩa là: Ăn phải thấy ngon miệng; ngủ phải thấy ngon giấc; làm tình phải thấy thỏa mãn và bài tiết phải thông suốt. Một khâu nào đó bị tê liệt lập tức biểu hiện ra một thứ bệnh tương ứng và làm thương tổn đến “Đại tứ khoái”. Muốn sổng khỏe, sống lâu phải hiểu rõ cơ địa của mình để có biện pháp điều chỉnh kịp thời không để xảy ra bệnh tật.
Từ kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại về con người, kết hợp với kinh nghiệm Y học Dân gian cổ truyền cho chúng ta thấy “cơ địa” không phải là thuật ngữ để chỉ một cơ quan ở cơ thể người. “Cơ địa” chính là hiện thân của lịch sử tạo thành và phát triển ở mỗi cá thể người hàm chứa hai yếu tố làm nên sự sống đó là: (1) lịch sử hình thành, phát triển thể lực một con người và (2) lịch sử hình thành, phát triển trí lực của một con người. Nói cơ địa người mà chỉ đề cập đến “con người sinh học” là mới nhìn con người như một động vật. Nói đến cơ địa người mà chỉ chú ý đến yếu tố xã hội không thôi là sa vào vũng bùn “duy ý chí”.
Người không có chuyên môn y học có thể dùng “Đại tứ khoái“ để kiếm tra sức khỏe của mình. Xin lưu ý rằng: từng khâu sinh lý thông thường đó luôn có yếu tố tâm thần. Những cơn cao huyết áp đột xuất đẫn tới đột quỵ đều do yếu tố tâm thần gây ra. Cơ địa bị sốc tâm lý làm cho sinh lý tuần hoàn ngừng hoạt động trong vài giây đồng hồ thôi cũng làm liệt não. Phần lớn nhưng cơn chảy máu dạ dày đều là dư trấn của hoảng loạn tâm thần, một người có thể lực cường tráng bỗng dưng liệt dương “trên bảo dưới không nghe” là do bị ức chế thần kinh điều vận v,v…
Cơ địa người định vị trong không gian nội môi (môi trường trong cơ thể) trong môi trường nội môi, Cơ địa người ở trạng thái bình thường khi không gian nội môi đạt được sự cân bằng, y học hiện đại gọi là “cân bằng nội môi”. Cân bằng nội môi được hiểu là "sự giữ cho các trạng thái của môi trường bên trong tương đối hằng định". Có thể nói hầu hết các mô và cơ quan đều góp phần duy trì sự hằng định tương đối này. Sinh học hiện đại đã tìm ra các hằng số sinh lý ở các cơ quan trong cơ thể một người bình thường và coi đó là chuẩn mực đối chiếu với các thông số tương ứng để đọc bệnh cho người đến khám. Nếu thông số của người được khám không trùng khớp với hằng số chuẩn tương ứng được thì cơ quan đó được coi là có bệnh. Nhưng vì nguyên nhân nào để thông số của cơ quan người đến khám không trùng với “chuẩn” thì phần lớn thầy chữa không chỉ ra chính xác được. Vào những trường hợp này thì chính bản thân người bệnh cần vận dụng sự hiểu biết về nguyên lý vận hành của cơ địa để tự truy tìm bệnh.
Bệnh là tiếng nói của cơ địa, là phản ứng dị ứng của cơ địa trước môi trường sống. Toàn bộ cơ thể tiếp xúc với môi trường thiên nhiên qua năm giác quan vậy thì ta nghĩ lại coi trước khi có biểu hiện bệnh ta ăn loại thức ăn gì, uống loại nước nào, ngửi thấy mùi gì, nghe thấy tiếng động nào làm ta giật mình (giật mình là phản ứng tức thời của cơ địa đấy)… Sau khi tầm soát không thấy có gì khả nghi nghĩa là không có yế tố ngọai nhân gây bệnh, ta tiến hành tầm soát các yếu tố nội nhân tức là đi vào “Tâm địa”. Trước khi bệnh phát ta có bị cú sốc tâm lý nào không? Chuyện là ăn, chuyện tình cảm, chuyện thế thái nhân tình có làm cho ta bận tâm không? Nếu tìm yếu tố nào thì bạn tự chữa lấy cái “Tâm bệnh” mà mình mới phát hiện đó kết hợp với dùng thuốc để cân bằng sinh lý. Không thầy thuốc nào biết bệnh của bạn hơn bạn đâu. Khi đã hiểu rõ cơ địa của mình thì có nhiều chứng bệnh chỉ cần luyên tập thể dục không cần thuốc chữa cũng khói.
Cơ địa là trừu tượng, nhưng tiếng nói của cơ địa lại rất cụ thể, vấn đề ở chỗ ta có biết lắng nghe và thấu hiểu tiếng nói của cơ địa hay không mà thôi. Nghe được tiếng nói của cơ địa cũng đồng nghĩa đã “nhìn” thấy cơ địa. Người nào biết nghe tiếng nói của cơ địa mình thì sẽ tránh khỏi tất cả các loại bệnh tật. Nếu biết thường xuyên chăm sóc cho cơ địa bền vững thì chắc chắn Sống khỏe sống lâu. Đại thọ tiềm ẩn ngay trong cơ địa của bạn đấy.
Còn nữa ...
Bài tiếp theo: Chăm sóc giữ gìn cơ địa vững bền
Việt Y cổ truyền
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"