Vị thuốc Địa Thần
Vị thuốc Đia Thần đã được giới thiệu sơ bộ qua ví dụ về kỹ thuật chế tạo thuốc của Y - Dược học dân tộc thuần Việt. Đây là vị thuốc giữ vai trò tiên phong trong suốt quá trình truy sát HIV đã nhiễm vào cơ thể người.
Địa Thần được chế biến từ con Giun Đất cùng các liên chất gắn kết với nó. Giun đất là loài động vật xuất hiện sớm nhất trong lớp vỏ Trái đất và tồn tại cho đến hôm nay, trong khi các loài động vật xuất hiện cùng thời với nó đã bị tuyệt chủng. Đây Chính là một bí ẩn lớn nhất của Giun Đất cần được khám phá để giải thích hiện tượng chữa bệnh nan y có hiệu quả của con vật được coi là “Động vật Hạ đẳng” này.
Theo công bố của các nhà nghiên cứu: trên Trái Đất hiện có 8.000 giống Giun Đất. Ở Viêt Nam mới tìm thấy hơn 100 giống. Mấy năm gần đây xuất hiện nhiều bài viết về chăn nuôi Giun Đất làm thức ăn chăn nuôi, nhưng các thông số về các chất hóa học cùng những thông tin về về cấu tạo sinh học của con vật này đểu dịch từ các tai liệu của nước ngoài. Sự xuất hiện các tác phẩm này có giá trị rất to lớn trên ý nghĩa nhằm nâng tầm “ dân trí” của nước ta để bắt kịp trào lưu tiến bộ của văn minh Nhân Loại. Qua các tài liệu đươc viết dưới hình thức phổ cập về con Giun Đất cho thấy: Viện đai học Adelaide của nước Úc khi phân tích các chất có trong con giun E.foctida thấy có: 64% protein thô; 10% lipid; 1% phosphor; 0,55% canxi; 10% tro khoáng; Năng lượng: 4.000 Kcal/kg. Đặc biệt là protein thô của Giun Đất chứa gần đủ các loại a xít a min cần thiết cho cơ thể sống. Có thể làm một so sánh giữa Protein thô của Giun đất với protein thô của các loại bột thịt động vật khác sẽ thấy sự hơn hẳn của Giun Đất:
A xít amin (%) | Giun Đất | Các loại thịt khác |
1. Arginin | 4,13 | 3,38 |
2. Cystin | 2,29 | 1,07 |
3.Glycin | 2,92 | 7,09 |
4. Histidin | 1,56 | 0,97 |
5.Isoleucin | 2,58 | 1,33 |
6. Leucin | 4,80 | 3,54 |
7. Lyzin | 4,33 | 3,08 |
8. Methionin | 2,18 | 1,45 |
9. Phenilalanin | 2,25 | 2,07 |
10. Cerin | 2,88 | 2,15 |
11. Treonin | 2,95 | 1,77 |
12. Tyrozin | 1,36 | 1,29 |
13. Valin | 3,01 | 2,22 |
Nếu nhìn Giun Đất như một loại thức ăn bổ dưỡng thi nó hơn hẳn các loại thịt động vật thông thường mà con người vẫn dùng làm thức ăn cao cấp. Nhưng tại sao Con người không ăn thịt Giun? Có lẽ vi thấy con Giun thường xuất hiện ở những nơi có nhiêu rác bẩn, hình thù của nó quái dị, thân thể lại nhớp nhúa nên con người xa lánh chúng. Đây có lẽ là lý do quan trọng khiến loai Giun không bị tuyệt chủng vì con ngươi không săn bắt chúng mãnh liệt như các loài thú khác. Con người ở mắt lưới cuối cùng của mạng lưới thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Những con vật nào được con người ham thích thường dễ bị tuyệt chủng. Hiện nay, quốc gia duy nhất coi Giun Đất là thức ăn cao cấp và tiêu thụ rất nhiều là Hàn Quốc. Phải chăng đây chính một trong những yếu tố khiến người Hàn đẹp về hình thể và cường tráng về sức lực?
Con Giun Đất được dùng làm vị thuốc trị bệnh mới thấy ở các nước Đông Á, Đông Nam Á từ rất lâu đời, nhưng đi sâu nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học tinh vi thì người Nhật Bản đi tiên phong và đạt nhiều thành quả quan trọng. Theo sự giới thiệu của ông Đỗ Tất Lợi công bố trong tác phẩm: “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (tr.976 - 977) thì năm 1911, người Nhật tên là Bát Mộc đã lấy ra từ Giun Đất một chất đặt tên là Lumbritin có công thức thô xác định là: C259H528O125N47SP3( CdCl3)19.3H2O
Ông Bát Mộc cho rằng chất này có tính phá huyết. Năm 1914, cũng người Nhật Bản có tên là: Câu Khẩn chứng minh rằng trong Giun Đất có chất trị sốt. Năm 1915, hai người Nhật Bản nữa tên là Điền Trung Ngạn Kết và Ngạch Điền Tấn chiết được một chất mới đặt tên là Lumbrifbrin và khảng định đây là chất chữa sốt.. Năm 1922, cũng với những người Nhật Bản là: Thôn Sơn nghĩa Ôn và Thạch Sơn Tân Thứ Lang (ông Đỗ Tất Lợi đọc tên những người Nhật Bản theo cách đọc của người Trung Hoa). Hai ông này chiết thêm được các chất mới từ Giun Đất là: các chất béo, a xít, cholesterin, cholin và cũng khảng định những chất trong Giun Đất tan trong rượu đêu có tác dụng chữa sốt.
Vẫn theo sự giới thiệu của ông Đỗ Tất Lợi thì năm 1937-1938, các ông Triệu Thừa Cố, Chu Hoàng Bích, Trương Xương Thiện chiết được từ Giun Đất chất có tinh thê hình lăng trụ chứa ni tơ, độ chảy trên 3600C. Một năm sau (1938) các tác giả trên gọi tên chất chiết được năm trước là hypoxantin, chất này cho với clorua vàng 2 loại muối vàng là:C5H4N4O.AuCl3 và C5H4N4O.AuCl3.2H2O. Các tác giả này còn khảng định Giun Đất còn có tác dụng làm giãn khí quản, kháng histamine, hạ huyết áp và ức chế tính co bóp của thành ruột. Ông Đỗ Tất Lợi cho rằng, thịt Giun Đất chứa nhân purin có tác dụng lợi tiểu, chữa đau nhức khớp xương. Trong Dân Gian từ nhiều đời nay đã dùng Giun Đất chữa bệnh sốt rét ác tính, thường được gọi là bệnh “ngã nước”.
Tất cả những thành tích chữa các bệnh nói trên của Giun Đất vẫn chưa đủ sức thuyết phục để chứng minh năng lưc của nó có thể chữa được Hội chứng HIV/AIDS. Nhưng nếu có cái nhìn lịch sử hình thành các Giống - Loài sinh vật thấy rằng sự hiện diện hôm nay của con vật cổ đại này thì thấy nó có đủ tư cách “Y lý” để tham gia vào quá trình “Truy sát HIV để chữa khỏi AIDS”. Bởi vì, đặc trưng không thể làm lẫn các giống loại sinh vật có mặt trên Trái Đất này theo góc nhìn sinh lý học là kết cấu của bộ gen.
Con Giun Đất xuất hiện ngay từ buổi đầu lớp vỏ trái đất xuất hiện sự sống. Như vậy là kết cấu bộ gen của Giun Đất có ý nghĩa rất sâu sắc về mặt bảo tồn bảo tàng quỹ gen của một động vật cổ đại. Nói đến gen là nói đến thuộc tính di truyền của sinh vật. Con Giun Đất hiện diện hôm nay cũng chính là con Giun Đất đã xuất hiện ngay vào thơi kỳ đầu của buổi binh minh của sự sống. Vậy những yếu nào đã giúp loài Giun Đất bảo tồn được gen nguyên sinh của nó không bi biến đổi theo môi trường sống trên lớp vỏ trái đất nhiều triệu năm đã trôi qua? Nếu trả lời được câu hỏi này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu về gen ngươi.
Theo những thông báo nghiên cứu mấy năm gần đây của Tây y thì nguyên nhân chính dẫn đến các loại bệnh nan y là do đột biến gen.Tác nhân chính gây đột biên gen là do cơ thê con ngươi không thích nghi được với sự biên đôi của môi tường sống. Như vậy là bộ gen Người có sức bền kém hơn Giun? Cần rút ra bài học nào từ con Giun? Lấy những chất đang có trong cơ thê Giun có bù đắp cho sự thiếu hụt trong cơ thể Người có khả thi không?
Con người cũng mới khám phá ra Gen là yếu tố di truyền của sự sống sinh học thế giới động vật với thời gian chưa lâu. Khi chưa đọc được bản đồ của Gen người ta đã quá lạc quan rằng: nếu đọc được bản đồ Gen cũng có nghĩa tìm là đã tìm ra được bí ẩn của sự sống. Buồn thay, khi mà con người đã gần như đọc được hoàn toàn bản đồ Gen của chính mình thì bí ẩn của Sự Sống Người lại càng thấy bí ẩn hơn. Vào những thập niên cuối của thế kỷ 20 sau những kỳ vọng về sự bất tử bị các thực chứng của các phòng thí nghiệm bác bỏ, người ta đành phải chấp nhận: sự sống của một cá thể là hữu hạn. Bằng chứng đưa ra là: sự hao mòn tuần tiến của khúc cuối thể nhiễm sắc, tiếng Tây viết là Telomere. Sự thể diễn ra như sau: Hệ gen chứa đựng toàn bộ thông tin di truyền của một loài tập hợp thành thể nhiễm sắc trong các gián phân. Thể nhiễm sắc kết thúc bằng những trình tự AND dài, tái lập ở tế bào người bao gồm: Thymin (viết tắt là T), Adenin (A) và Guanin (G) theo trình tự TTAGGG. Các trình tự này tái lập hàng nghìn lần ở đầu mỗi thể nhiễm sắc giúp cho sự nhân đôi của chúng. Cơ chế nhân đôi không cho phép giữ nguyên toàn bộ hai mảnh AND. Thiếu hụt này được bổ sung bằng một enzyme đặc hiệu, đó là chất telomerase. Chất này chỉ có trong các tế bào mầm và tế bào ác tính (bệnh Ung thư), nhưng lại không có ở trong các tế bào vật thể vừa phân chia.
Người ta đã làm nhiêu thí nghiệm ở rất nhiều loài và thấy cơ chế mất mảnh AND trong quá trình phân chia tế bào là có tính phổ biến, dẫn tới kết luận mang tính định mệnh: Sự rút ngắn các tế bào Telomere dẫn tới cái chết của tế bào. Sự rút ngắn Telomere ở mỗi cá thể rất khác nhau, rút ngắn chậm thì sống lâu, rút ngắn nhanh thi chết sớm. Lại thêm một bằng chứng khoa học nữa cho Chủ nghĩa Duy tâm củng cố vị thế: Sống, Chết ở mỗi người là có “Số”!, Rằng, Nhân định không bằng Thiên định!
Trí tuệ con người không cam chịu “định mệnh”. Người ta chấp nhận cái gọi là “hao mòn Telomere” như một thực tế có thể vượt qua, chứ không phải một thực tế không thể vượt qua. Nước Mỹ đã xuất hiện ba nhà bác học tìm ra Enzym Telomerase cho tế bào vật thể để chống lại cái gọi là hao mòn Telomere. Cả ba con người tài giỏi nay đã được tặng giải Nobel. Nếu phát minh này được kiểm chứng kỹ hơn và xác định là đúng sẽ giúp sản xuất ra các loại thuốc chữa bệnh ung thư và thuốc chống lão hóa nhanh. Nhưng từ kết quả nghiên cứu này mà nói rằng Con Người đã tìm ra thuốc “Bất tử” thì quá ngoa ngôn. Bởi vì, cái chết sinh học đến với cơ thể người đâu chỉ có một yếu tố sự ngắn đi của Telomere. Ngăn chặn sự ngắn đi của Telomere chỉ cứu được các tế bào đang phân chia, mà số lượng tế bào này tuy lớn nhưng mới chiếm 65% tổng lượng tế bào trong cơ thể. Còn 35% số tế bào trong cơ thể người đã biệt hóa ngay từ trong phôi thai không theo cơ chế phân chia mà theo cơ chế “ Cái chết của tế bào đã được lập trinh”, tiếng Tây viết là Apoptose. Các tế bao thân kinh (noron) nằm trong nhóm tế bào này. Cơ chế lập trình cho cái chết của tế bào đã biệt hóa hiện nay chưa biết. Người ta mới biết nó chết như thế nào mà thôi. J.F.Kerr và B.V.Harmon đã mô tả quá quá trinh này và được GS Phạm Khuê giới thiệu trong tác phẩm: “ Cơ thể Con Người lúc về già” (tr.163), có thể tóm lược như sau: “Một tế bào bình thường vào Apoptose bằng cách làm đặc nhân và tan ra chromatin trong các khối riêng rẽ, vẫn gần với vỏ nhân, theo nó là sự đông đặc cơ tương và tiến tới một đường viền hình sin. Ở giai đoạn này, trong vài phút, người ta chứng kiến sự tách rời của các vật thể nhỏ, lúc đầu gắn với nhau bằng các cuống, các cuống này sau đó tách rời nhau làm thành thể apoptose bị thực bào và tiêu đi bởi các tế bào lân cận.”
Các hiện tượng như: teo nang buồng trứng, mất sinh lực của các tế bào trong các hành nang lông gây rụng tóc, thu teo niêm mạc tử cung trong thơi kỳ động đực, của tuyến vú sau thời kỳ cho con bú, teo tuyến tuyến tiền liệt thiếu hormone nam tính. Sự mất tế bào khi cơ thể đã ngưng phát triển (Nữ 28 tuổi; Nam 30 tuổi) cũng có cội nguôn từ apoptose.
Như vậy là, cho đến hôm nay Con Người tạm bằng lòng với nhận định: Nếu xuất phát từ Loài thì cuộc sống của Loai Người là vô hạn, còn đối với một cá thể thì cuộc sống là hữu hạn. Vấn đề đặt ra cho tiến bộ của khoa hoc Y - Dược học là kéo dài cái hữu hạn đó. Kéo dài được bao nhiêu? 120 tuổi? Được lắm chứ, vì trên thực tế đã có người sống khỏe mạnh đến 127 tuổi; 150 tuổi? Rất có thể, vì bí ẩn của việc ngắn đi Telomere đã được khám phá và tương lai gần sẽ có thuốc để các tế bào còn đang phân chia không bị chết. Chỉ còn bí ẩn của hiện tượng apoptose nữa cần giải quyết. Chỉ với các thành tựu Sinh -Y học đã biết có đủ khả năng để kéo dài tuổi thọ Con Người tới hơn 150 tuổi. Cái khó hiện tại là cơ sở y lý cho việc kéo dài tuổi thọ đã rõ nhưng còn thuốc chữa các loại bệnh nan y để kéo dài tuổi thọ là chưa có.
Chế tạo ra các loại thuốc chữa các bệnh nan y thành công cũng có nghĩa là tìm ra được thuốc kéo dài tuổi thọ. Con Giun Đất cho ta nhiều hy vọng vì cấu trúc bộ gen của nó tuy rất cũ nhưng lại đang rất mới, bởi nó đang sống chung trong mọi môi trường mà con người đang sống. Các nhà nghiên cứu sinh vật học xếp con Giun vào loại động vật hạ đẳng, có lẽ do thấy con vật này quá hiền lành. Còn lấy căn cứ từ cấu trúc sinh học của cơ thể người là động vật phát triển hoàn hảo nhất làm chuẩn mực để đẩy con Giun xuống tận cùng của bậc thang tiến hóa thì cần cân nhắc thêm.
Con Giun có cấu trúc sinh học rất đặc biệt: về hình thể nó chỉ là một cái ống hút mùn đất để lấy chất dinh dưỡng nuôi thân rồi lại trả về cho đất một loại đất mới nhuần nhuyễn hơn, cung cấp cho các loài thực vật một loại thức ăn đặc biệt được các nhà Nông học đánh là một loại phần sinh học có giá trị dinh dưỡng rất cao. Có thể nói không ngoa rằng con Giun Đất là một nhà máy chế biến phân hữu cơ tinh vi nhất mà con người cần phải bắt chước để sản xuất phân bón với nguyên liệu tại chỗ là đất. Ống dạ dày của Giun Đất chứa rất nhiều chủng loại vi sinh vật có khả năng cố định ni tơ từ khí trời. Những vi sinh vật này còn có khả năng phân hủy đất đá giải phóng nhiều nguyên tố vi lượng, cung cấp thức ăn cho vi sinh vật đang nằm trong bụng Giun để tái sản xuất ra những enzyme đặc hiệu nuôi sống Giun, để rồi sản phẩm tổng hợp cuối cùng là toàn thân con Giun trở thành một “Con Thuốc” vô cùng độc đáo chứa nhiều bí ẩn của sự sống.
Cấu tạo sinh học độc đáo nữa của con Giun Đất còn khiến tôi cảm nhận ở kết cấu sinh học này có ẩn ý “triết lý” của Tự Nhiên. Triết lý đó là: trong tự nhiên hiện tượng "Cho" phải được gắn liền với "Nhận" thì mới yên bình. Để duy trì nòi giống, ở mỗi con Giun đều có 2 cặp lỗ sinh dục: cặp lỗ đực và cặp lỗ cái, nhưng hai loại cặp lỗ này không thông với nhau. Muốn thụ tinh Giun Đất cũng cần có bạn tình. Dưới ánh sáng mặt trời, Giun Đất ẩn mình trong đất. khi màn đêm buông xuống, không khí lạnh làm hơi nước đọng lại thành sương, lúc đó, Giun Đất, rơi khỏi nơi ẩn nấp để đi họp “ chợ tình”. Dưới hơi ẩm mát lạnh của Đất - Trời, từng cặp Giun Đất quấn lấy nhau ân ái. Các loài động vật khác khi giao phối, con Đực là kẻ cho tinh, còn con Cái là kẻ nhận tinh.Trong cuộc tinh của Giun Đất cả hai đều là kẻ Cho và đồng thời cũng là kẻ Nhận. Bình minh hé lộ, chợ tình của Giun Đất tan, ai về nhà người đó để đêm mai gặp lại. Như vậy là bản năng sinh nở loại Giun Đất chia đều cho cả hai. Bạn có thấy như thế có công bằng không?
Từ những cơ sở đó đã giúp tôi vững tin khi dùng con Giun Đất theo gia truyền để chữa trị Hội chứng HIV/AIDS. Vị thuốc Địa Thần này có tác dụng ngăn chặn hiện tượng thoái biến phân tử Protein định hình và vô định hình trong cơ thể người nhiếm HIV. Vi rút HIV gây thoái biến phân tử tạo nên chỉ báo sốt rất đặc thù ; đo thân nhiêt, nhiệt kế dừng ở vạch 37,80C kèm theo ra “mồ hôi trộm”, đó là chỉ báo các phân tử trong cơ thể đang bị thoái biến, hoặc biến tính. Các chất được chế biến từ Giun Đất giúp ngăn chặn hiện tượng này. Dấu hiệu ngăn chặn có hiệu quả là dứt sốt và ngừng ra mồ hôi trộm.
Việc chế biến Giun Đất làm thuốc đã trình bày kĩ ở bài viết trước, chế biến không đúng cách, độc tính trong Giun có thể gây chết người. Theo Bài thuốc cổ truyền ghi lại trong tài liệu của gia đình, Giun Đất được dùng là loại có vành khoang trắng ở cổ, loại này dùng điều trị cho những bệnh nhân sinh ra ở vùng đồng bằng và vùng duyên hải. Loại Giun Hổ Tây nguyên có chiều dài 35cm, đường kính thân 12mm. Ban đêm, gặp Giun đang quấn nhau dưới cỏ trên độ cao 800 mét so với mặt nước biển, toàn thân Giun phát ra ánh tím sẫm. Giống Giun này dùng để chữa cho người bệnh sinh ra ở vùng Núi và vùng Trung du.
Còn tiếp ...
_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"