Con Ve Sầu cùng Cỏ, Cây mọc trên Đất Việt
Giúp ngăn chặn những "Cơn Điên bất chợt"
Lưu Hưng Linh
Nói đến bệnh Điên thì ai cũng sợ, những ít người biết rằng trong đời sống hằng ngày tất cả chúng ta đều mắc phải những "Cơn Điên bất chợt". Những cơn Điên đó chợt đến rồi chợt đi, giống hệt như "Sài Gòn, chợt nắng, chợt mưa" vậy. Những "Cơn Điên bất chợt" ấy đều để lại những dấu ấn sâu đậm đến mức sau đó ta tự hỏi mình: "Tại sao lúc đó ta lại nói thế nhỉ?" Hoặc, "tại sao lúc đó Ta lại sử sự như thế nhỉ?" Ta đã hối tiếc, thậm chí ân hận nữa. Nhưng rồi dòng chảy của cuộc sống thường nhật cuốn ta đi để rồi đến một lúc bất chợt nào đó ta lại mắc phải những lỗi lầm mà ta đã mắc phải để rồi lại thốt lên đúng như câu Phương ngôn mà nhiều người Việt ưa dùng: "chẳng có cái Dại nào giống cái Dại nào!".
Hiện tượng nói trên liên tục diễn ra suốt cả một đời người; những người trẻ tuổi và những người luống tuổi nhưng còn năng động dễ bị mắc phải những "Cơn Điên bất chợt" này. Từ Điển tiếng Việt giải thích hiện tượng "Điên là cơ thể ở trạng thái bệnh lý tâm thần, mất năng lực tự chủ và năng lực kiềm chế hành vi, thường có những hoạt động quá khích". Nếu hiện tượng này diễn ra liên tục thì đó chính là Bệnh Điên. Nhưng, các hiện tượng trên chỉ diễn ra chớp nhoáng rồi biến mất ngay, cơ thể lại trở về trạng thái bình thường thì người Việt Cổ gọi là "Cơn Điên bất chợt".
Cơn điên bất chợt thường được biểu hiện qua hành vi hoặc chỉ là lời nói, thậm chí câm lặng, lầm lì…có thể phân ra làm Ba thể trạng: Dương tính; Lưỡng tính và Âm tính được Tổ tiên ta đặt tên cho chúng, như sau:
Thể trạng Dương tính có: (1). Điên tiết, là một khẩu ngữ dùng để mô tả sự tức giận đến cao độ thường nói năng thô lỗ cục cằn và hành vi cuồng bạo, gây gổ đánh người. (2). Điên loạn, dùng để chỉ các hiện tượng bỗng nhiên lâm vào trạng thái rối loạn hoàn toàn như mất trí: chân đi khuyệnh khoạng, tay vung tít, đầu lắc lư, miệng gào thét chửi bới, nếu được chăm sóc kịp thời thì một lúc sau lại ở trạng thái bình thường. Hiện tượng này khá phổ biến đối với người nghiện Rượu, hoặc giả say để nhằm một đích nào đó. (3). Điên rồ, ứng xử dại dột y hệt như người mất trí; thường nghe nói: hành động điên rồ hoặc tham vọng điên rồ. (4). “Mừng quá hóa rồ”: mừng rỡ thái quá, nói cười huyên náo, tay bắt mặt mừng với bất cứ ai cho dù người đó không hưởng ứng.
Thể Lưỡng tính: Những “Cơn Điên bất chợt” ập đến mang trạng thái Lưỡng tính khiến người mắc phải bỗng dưng thấy phấn chấn lạ thường không thể kìm nén được. Nếu là người có bản tính trầm lắng khi gặp Cơn điên bất chợt thể Lưỡng tính lập tức đổi thay tính nết, trở nên ồn ào không tự giác, nói cười huyên náo và có thái độ khiêu khích với bất kỳ ai tình cờ gặp phải…để rồi đang vui vẻ đấy bỗng dưng lại thấy chán nản và rơi vào trạng thái Buồn Vô Cớ . Những nỗi buồn có cớ là biểu hiện trạng thái Tâm- Sinh- Lý bình thường của con người. Còn, những nối buồn vô cớ luôn là biểu hiện bệnh lý của Hệ thần kinh. Nguồn bệnh sinh của nó từ đâu sẽ nói ở phần sau.
Thể trạng Âm tính: Biểu hiện phổ biến của thể trạng Âm tính là người mắc bệnh từng bước lún sâu vào bế tắc trong cuộc sống do không tìm được lối thoát. Cơn điên bất chợt thể Âm tính lần đầu gặp phải những sự kiện nào đó khiến Điên Đầu. Nếu sự kiện đó được tháo gỡ, người mắc bệnh ra khỏi cơn Điên Đầu thường kể lại cho người thân biết: “ Hôm nay, gặp toàn chuyện làm Điên Đầu “. Khi đã bình tâm để kể lại được những sự kiện làm Điên Đầu là người bệnh đã khỏi bệnh. Nhưng nếu những sự kiện làm điên đầu đó chưa được tháo gỡ mà người bệnh không tìm được lối thoát và cũng không được người nào giúp cho thoát khỏi bế tắc thì rất dễ phát thành bệnh tâm thần mạn tính nặng, tức là bị Bệnh Điên. Những người ở tuổi Thiếu niên ( tiếng Anh bồi gọi là “tuổi Teen” ), thường tìm lối thoát bằng tự tử.
Ông cha ta từ rất lâu đời khi phải đối diện với những cơn điên bất chợt đã có cách xử lý rất phong phú và có hiệu quả. Rất tiếc là những di sản của Tiền Nhân để lại chỉ là những Bài thuốc lưu truyền tản mát trong Dân Gian, ai sưu tầm được thì giữ kín làm của riêng, coi đó là bửu bối Gia truyền. Những gia tộc có các Bài thuốc quý đó cũng chỉ ứng dụng một cách thụ động, mò mẫm mà không có Y lý, Dược lý soi sáng. Trong quá trình nghiên cứu thuốc chữa triệu chứng sa sút trí tuệ của người nhiễm HIV, tôi đã lấy kết quả thực tiễn lâm sàng để cải tiến và nâng cao các Bài thuốc cổ truyền của Y học thuần Việt trong đó có các Bài thuốc chữa những “Cơn điên bất chợt”thu được két quả tốt.
Để vững tâm ứng dụng các Bài thuốc cổ đó tôi nghiên cứu cách chữa trị căn bệnh này của Tây Y. Rất tiếc là kho tàng trí tuệ của Tây Y rất đồ sộ, nhưng đến giờ phút này Tây Y vẫn bất lực trong việc chữa trị các loại bệnh Tâm thần nặng ( Bệnh Điên ). Trứng trạng “Cơn điên bất chợt” chưa thấy xuất hiện trong Danh bạ Bệnh học của Tây Y. Mấy năm gần đây Tây Y có nói nhiều về hiện tượng Stress; mặc dù từ này đã được coi là thuật ngữ Y khoạ nhưng chưa có định nghĩa chính thức về Nó. Lý do đưa ra là hậu quả do Stress gây ra ở mỗi người rất khác nhau. Để có cơ sở khoa học hiện đại lý giải căn bệnh “cơn điên bất chợt ” của Y Việt cổ truyền cũng cần theo dõi xem Tây Y lý giải về Chứng Stress, qua đó có thể rút tỉa được những điều bổ ích.
Hơn 60 năm qua Tây Y tiến hành nghiên cứu về Chứng Stress, nhưng chưa đưa ra được định nghĩa đầy đủ về chứng trạng bệnh lý này. Tiến sĩ Hans Sslye, người được coi là tiên phong trong nghiên cứu về Stress đưa ra định nghĩa: Stress là sự hao mòn thân thể. Định nghĩa này chưa đạt được đồng thuận của các nhà khoa học đang nghiên cứu về Stress, bởi vì có nhiều loại bệnh cũng trực tiếp hoặc gián tiếp gây hao mòn thân thể, như Ung thư chẳng hạn. Gây hao mòn thân thể rõ nhất là Hội chứng HIV/AIDS. Tổng hợp tất cả những thông báo nghiên cứư của các nhà khoa học, Tây Y tạm thời bằng lòng với nhận định: Stress là sự kích thích bên ngoài gây ra trạng thái mất cân bằng các chức năng bình thường trong cơ thể động vật tồn tại theo Loài ( hạn định nội mô ). Các yếu tố gây Stress mạnh nhất là tâm lý xã hội.
Các Thông báo đã liệt kê rất nhiều yếu tố trong quan hệ xã hội gây Stress, tôi đã phân ra thành Hai nhóm: (1).Nhóm Dương tính: Thành công quá lớn, vượt quá xa lòng khát khao mong đợi, như: trúng tuyển trong một kỳ thi Lớn mà bản thân tự nhận thấy rất khó đỗ; trúng giải sổ số Độc đắc với khoản tiền cực lớn; được “Người tình trong mộng” mà ình theo đuổi trong vô vọng bỗng dưng chấp nhận yêu đương; bất ngờ được thăng chức Lớn… (2). Nhóm Âm tính: trượt tốt nghiệp trung học phổ thông; Trượt thi Đại học lần thứ Hai; thất nghiệp trên một năm; làm việc trong môi trường bị đố kị, hoặc bị quấy rối tình dục; bị hãm hiếp; Vợ, Chồng hoặc ngưòi tình phản bội; ly dị; kinh doanh thất bại; bị vu khống; bị sa thải khỏi nhiệm sở một cách bất công; nhận quyết định về hưu, trong khi những người có năng lưcj còn kém mình vẫn được tiếp tục tại chức, thậm chí được thăng chức.
Để đưa ra được những yếu tố xã hội này gây nên chứng Stress, các nhà nghiên cứu đã tầm soát chứng trạng Stress ở Chuột và Khỉ sau đó lặp lại các thủ pháp nghiên cứu tương tự đó đối với Con người và rút ra kết luận: Do thiếu hoặc mất sự điều khiển của một chức năng thần kinh nào đó nên gây ra Stress. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu hoặc mất sự điều khiển của chức năng thần kinh nào đó lại do Tâm Lý Xã Hội tác động! Kết luận này đối với Tây Y là một vấn đề rất quan trọng; vì theo truyền thống, Tây Y chỉ công nhận cái gì nó nhìn thấy hoặc nghe thấy ở trong cơ thể động vật ( Chủ nghĩa thực chứng ). Các yếu tố quan hệ xã hội không thể nhìn thấy qua phẫu thuật; cũng không thể biện luận qua nhịp điệu hô hấp hoặc nhịp điệu tuần hoàn máu. Không nhìn thấy, không nghe thấy mà lại công nhận có yếu tố đó đóng góp vào các nguyên nhân sinh bệnh là một bước ngoặt trong lý thuyết y khoa của Tây Y.
Chủ nghĩa thực chứng là linh hồn của Tây Y với câu nói nổi tiếng của Louis Lacaze: sự quan sát là nguồn gốc chính của kiến thức Y khoa khi ông bảo vệ thuyết Ba trung tâm chi phối chức năng của cơ thể. Thuyết này không vượt được thời gian vì nó được xây dựng theo tinh thần của thứ triết học Duy vật máy móc, nhưng tinh thần của Chủ nghĩa thực chứng trong Y học của Lacaze vẫn được bảo toàn cho đến hôm nay trong Y lý của Tây Y. Việc các nhà khoa học đương thời cuối thế kỷ 20 khi nghiên cứu về Chứng Stress đã phải thừa nhận yếu tố tâm lý xã hội là nguyên nhân chính sinh bệnh Stress đã mở cho Tây Y một khung trời mới trong tư duy Y học. Thực chứng là điều kiện Cần nhưng chưa Đủ để tầm soát bệnh tật trong cơ thể Con Người; bởi lẽ, nếu chỉ dừng ở yếu tố Sinh học thì con người mới chỉ là một loài động vật cao cấp, phải có thêm yếu tố Xã hội nữa thì động vật cao cấp đó mới thành Người. Tất cả những yếu tố kể cả Tự Nhiên và Xã Hội làm nên Con Người đều là địa chỉ để thăm khám truy tìm bệnh tật dù là Bệnh do di truyền hay do mắc phải.
Tầm soát bệnh tật ở thân xác Con người đã khó; tầm soát bệnh tật do các mối quan hệ xã hội gây nên còn khó hơn nhiều. Do khoa học kĩ thuật chậm phát triển, nên lý thuyết Y khoa của Y học Á đông nói chung, trong đó có Y học cổ truyền thuần Việt không có thực chứng cụ thể thu được từ phẫu thuật như của Tây Y, nhưng không vì thế mà nói rằng lý thuyết Y khoa Á Đông không có thực chứng. Thực chứng của Y khoa Á đông, tiêu biểu nhất là Trung Y ( vì Họ đã giữ được những ghi chép cổ, còn của nước Việt ta thì bị mất cùng với chính sách đồng hóa của kẻ xâm lược ) được hình thành bằng kĩ thuật thống kê, thường được hiểu là “kinh nghiệm” thực tế lâm sàng. Nhờ đúc kết từ thực tế hàng trăm triệu lượt của một căn bệnh nên đưa ra được “ nguyên lý” định bệnh khá chính xác. Nhưng, khi làm cái khái quát lại bị chi phổi bởi thứ triết học duy tâm “Âm- Dương, Ngũ hành; Hàn- Nhiệt…” nên không có sức thuyết phục cao vì nó mù mờ hư ảo vô thường, không đáp ứng với yêu càu tuyệt đối cụ thể và chính xác của Y Khoa. Cũng vì chỉ dựa theo kinh nghiệm thống kê, nên Y học Á đông bất lực trước các loai bệnh mới chưa được thống kê trong quá trình lịch sử Bệnh học ( Hội chứng HIV/AIDS, chẳng hạn ).
Tuy nhiên, những gì đã được thống kê ghi thành văn bản chưa phải toàn bộ kinh nghiệm chữa bệnh đã diễn ra qua 4.000 năm lịch sử của dân tộc Việt. Còn rất nhiều phương pháp chữa bệnh cùng các Bài thuốc, Vị thuốc quý giá đang lưu hành trong Dân Gian. Những phương pháp chữa bệnh có hiệu quả còn được ít người biết tới khi phổ biến thường vấp phải sự nghi ngờ là giả dối, khiến những người có thành tâm dâng hiến dễ bị tổn thương vì bị xúc phạm. Vượt qua được mặc cảm đó không phải dễ dàng, tôi đã phải trải qua 15 năm trăn trở: nói ra hay im lặng ? mới nhận ra cửa ải đầu tiên cần vượt qua là chính bản thân mình. Sau khi tìm được liệu pháp ngăn chặn sự sa sút trí tuệ trong cơ thể nhiễm HIV, gặp những cách chữa trị những “ Cơn điên bất chợt” cổ truyền rất thú vị nên đã quyết định công bố để nhiều người cùng biết.
Muốn làm được việc này không đơn giản. Hiệu tại nhiều người đang “ mê tín” Tây Y, hãy dùng ngôn ngữ Tây Y để công bố các liệu pháp y học thuần Việt cổ truyền. Chính vì lẽ đó tôi đã đi sâu tìm hiểu Tây y đoán bệnh Stress thế nào: bởi vì, Stress mà Tây Y nói tới chính là những “Cơn điên bất chợt” mà Y Việt đã nói tới từ cách nay hàng nghìn năm.
Sau khi đã công nhận các yếu tố trong quan hệ xã hội là nguồn gốc sinh bệnh Stress, Tây Y đã làm được một công việc rất tuyệt vời là giải thích tác động của yếu tố xã hội vào những bộ phận trong cơ thể Người tạo ra chứng Stress. Tây Y cho rằng: Ba hệ điều khiển quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật có vú khu trú trong Não là: (1) Hệ thần kinh vận động; (2). Hệ thần kinh Tự động; (3). Hệ thần kinh Nội tiết. Cả ba Hệ này khi tiếp nhận thông tin quan hệ xã hội đã bị “Sốc phản vệ”. Đầu tiên thông tin Xã hội tác động vào hệ thần kinh vận động, ví dụ khi ta vào nhà ai đó bỗng dưng con chó Dữ sồ ra định cắn ta và ta phản ứng; bỏ chạy, hoặc kêu cứu. ngay lúc đó Hệ thần kinh tự động bao gồm nhánh giao cảm và khẩn cấp bi kích thích. Nhánh khản cấp giúp cho cơ thể ở tư thế sẵn sàng đương đầu thì đồng thời nhánh nhánh giao cảm bên cạnh đó có chức phận làm dịu sự căng thẳng để duy trì cân bằng cho cơ thể. Khi nhánh khẩn cấp làm tăng tốc cung cấp máu cho các cơ nhiều hơn và giảm dòng máu đến da. Khi ta khiếp sợ thì sắc mặc tái đi, thường nghe nói: “ sợ tới mức mặt tái xanh như đít Nhái” chính là hiện tượng này đây. Khi mà nhánh làm dịu vì một lẽ nào đó không thực hiện được chức năng làm dịu, không ngăn nổi sự huy động tổng lực kéo dài thì cơ thể sẽ bị bệnh.
Trong lúc hai nhánh thần kinh tự động đang ứng phó với Stress thì Hệ thần kinh nội tiết bị các “hóc môn Tress” lan truyền khắp cơ thể kích thích các loại tế bào chức năng phóng thích các Hóc môn trái với nhịp sinh học hằng định làm ngưng trệ hoặc rối nhiễu tiến trình chuyển hóa đã lập trình của cơ thể. Nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất là hệ thống tiết Hóc Môn sinh dục: có thể lên cơn cường dục bất thường gây hành động hiếp dâm; có thể giập tắt nhu cầu tình dục gây liệt dương ở nam giới và lãnh tình ở nữ giới. Trong quan hệ vợ chồng phải chú ý đến tình trạng này. Do không hiểu hậu quả của Stress, nên vợ hoặc chồng nghi ngờ có hành vi ngoại tình, dẫn tới ghen tuông vô lối, thậm chí làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, mầ tội phạm chính là Stres , là “Cơn điên bất chợt” ập đến !
Tây Y cho rằng Stress không chỉ gây hại mà về một phương diện nào đó lại có lợi cho sức khỏe. Stress cấp tính làm tăng sự hoạt động của Hệ thống miễn dịch. Hai loại hóc môn chính của Stress là Cortisol và Adrealine làm thuận lợi cho sự di chuyển các tế bào miễn dịch từ dòng máu lưu thông đi sâu vào các bộ phận tích trữ trong các mô chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, lợi ích do Stress mạng lại rất nhỏ bé so với cái hại mà Stress đã gây ra. Các cuộc điều tra ở nước Mỹ cho biết 60% dân chúng Mỹ nói họ bị Stress ít nhất 1 lần trong tuần. Chi phí do Stress gây ra ở Mỹ mỗi năm ước tính đến 300 tỷ đô la, được tính từ hiện tượng bỏ việc bất thường, giảm năng suất lao động và chi tiêu cho y khoa. Công tác thống kê trong y khoa của nước ta gần như không được quan tâm đúng mức, nên không thể đưa ra số tiền thiệt hại, nhưng qua các hiện tượng tự vẫn của thanh thiếu niên, tai nạn giao thông, gây gổ đánh nhau, chỉ vì một cái “nhìn đểu” cũng có thể giết người… thì Stress hay là những “Cơn điên bất chợt” đang gây ra biết bao bức xúc cho toàn xã hội.
Sau khi đã xác định Chứng Stress là một loại bệnh có tính xã hội rất nguy hiểm, nhưng Tây y vẫn chưa tìm ra thuốc chữa đặc hiệu. Qua nhiều thập kỷ sính dùng dược phẩm an thần để đối phó với Stress, kết quả thu được rất tồi so với mong muốn: chứng Stress chẳng những không giảm đi mà còn tăng nhanh đồng chiều với khối lượng dược phẩm an thần khổng lồ được tiêu thụ. Bệnh cạnh chứng Stress tăng nhanh thì phản ứng phụ do dùng thuốc an thần được chế tạo bằng dược liệu có nguồn gốc thuốc phiện đã tạo ra nhiều triệu người nghiện thuốc. Từ thực tế này, các nước có nền kinh tế phát triển thường tôn sùng Tây Y đã bắt đầu ứng dụng cách chữa chứng Stress bằng liệu pháp không dùng dược phẩm. Từ điển Y học của nước Anh viết rằng:
“Stress bất thường có thể gây ra nhiều ảnh hưởng về xúc cảm và thể lý khó chịu cho chúng ta, tuy nhiên nó có thể thay đổi ở từng người. Những vấn đề thông thường là mệt mỏi, lả đi, lo lắng, khó ngủ , thiếu tập trung, bồn chồn và khó chịu.
Những vấn đề bệnh tật có liên quan đến stress bao gồm sự trầm cảm, lạm dụng thuốc, rối loạn hệ thống tiêu hóa, loét cơ quan tiêu hóa, đau đầu, loét miệng, nhiễm sinh lý, viêm bàng quang, khó chịu, viêm da, bệnh tim, đau và ung thư…Bạn có thể đối phó như thế nào?
• Nói điều này với mọi người
• Tìm cách giải quyết: tránh sự trốn tránh.
• Thực hiện các bài tập thư dãn
• Phát huy những thói quen về sức khỏe
• Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
• Tập thể dục
• Tránh hút thuốc lá hay các loại thuốc nào khác và hạn chế chất cồn”
( Từ điển Y Học Anh- Việt - Nxb Từ điển Bách Khoa, tr 1362 )
Trước hiện tưọng Tây Y ứng dụng liệu pháp chữa bệnh không dùng dược phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng loan tin như là một sự kiện mới lạ giật gân gây chú ý, trong khi đó thủ pháp y học này đã được thực hành ở nước Việt ta từ rất lâu đời và đã được Tuệ Tĩnh ghi lại thành văn trong tác phẩm “Nam Dược thần diệu: mười khoa chữa bệnh - Quyển VII” được khắc gỗ in lại từ năm 1761. Trong tác phẩm này Tuệ Tĩnh coi tên bệnh mà Tây Y gọi là Stress là Bệnh Tình chí, ông viết:
“ Bệnh tình chí là do tình hướng vào cái gì, chí dốc vào cái gì mà sinh bệnh. Người ta do mừng, buồn, giận, vui, lo, nghĩ, sợ, bảy tình đó mà thương tổn mà biến ra mọi bệnh, thì căn bản bệnh đã ăn sâu, không phải châm cứu hay thuốc thang mà chưa được. Cho nên đời xưa chữa bệnh có nhiều cách: như chính trị tòng trị và nghịch trị. Nay dùng tình chí mà chữa bệnh tình tức là tòng trị vậy… mừng quá hại tâm thì lấy sợ mà chữa, giận quá hại đến can thì lấy thương cảm mà chữa, nghĩ hại đén tỳ thì lấy giận mà chữa, , lo hại đến phế thì lấy mừng mà chữa, sợ sệt hại đến thận thì lấy nghỉ mà chữa, đó cũng giống như khí trời uất thì nhờ gió mới tan, khí đất đai uất thì nhờ có sấm mới vỡ. Do đó biết dụng tâm của thánh hiền, tinh vi trong tinh vi, huyền diệu trong huyền diệu, không thể dòm ngó đo lường được.
Tôi (Tuệ Tĩnh) giới thiệu mấy phép tâm thuật cứu người của tiên hiền để cho người sau theo đó mà suy rộng thêm, biến thông thêm, thì tấm lòng muốn cứu sống người, có thể dùng mãi không hết” (Tuệ Tĩnh toàn tập, tr 222). Tuệ Tĩnh đã kể lại một số trường hợp cụ thể trong lịch sử các thầy chữa đã dùng phép tâm thuật để chữa bệnh, xin nêu một số trường hợp:
1. Lo nghĩ sinh bệnh lấy giận mà chữa
Một ông Vua do lo nghĩ nhiều quá mà thành bệnh, mọi thứ thuốc đều không chuyển, nghe nói có một thầy thuốc giỏi tên là Văn Chí liền cho mời đến. ông chí nói với Thái tử rằng: “làm cho đức Vua tức giận thì sẽ khỏi bệnh, nếu đức vua có giết tôi thì nhờ Thái tử hết sức cứu cho”.Thái tử nói: "Không can gì, thầy cứ chữa cho”. Văn Chí vào yết kiến vua, bước đi ngang tàng xéo bừa lên long sàng. Quả nhiên vua nổi giận, sai kẻ thủ hạ bắt ông Chí xuống để xử tử. Thái tử lén đến bên cạnh bày tỏ can ngăn, không bao lâu bệnh vua lành.
2. Mừng quá mà sinh bệnh thì lấy sợ mà chữa
Xưa, người tỉnh Thái nguyên tên là Triệu Trí Tắc, từ đậu tiến sĩ rồi vì mừng quá mà sinh bệnh âm thầm không ngồi dậy được. Một danh sư là Sào Thị đến xem mạch. Sào Thị chỉ chép mồm, chép miệng, không nói gì và rũ áo ra về. Ông Triệu rất lo sợ khóc rống lên, liền gọi con bảo rằng: “ Thầy thuốc giỏi mà không chịu chữa, thì mệnh ta rất nguy. Rồi, mấy giờ sau khỏi bệnh.
3. Vì tức giận mà sinh bệnh thì lấy thương xót mà chữa
Xưa, ông Lý Khắc Dung điều quân tấn công một thành đã hai tuần mà không hạ được, rồi tức giận mà sinh bệnh, ọe mửa, hôn mê, tìm khắp thuốc hay mà không hiệu. Bỗng gặp được ông sư giỏi thuốc xem mạch rồi ra ngoài nói: Bệnh tướng quân vì uất giận, không có việc thương cảm thì không giải được”. Ông bèn mạo bức thư nhà, sai người hốt hoảng đến đưa thư nói:” Bà vợ ở nhà bị chết bất ngờ”. Ông Dụng liền đau thương quá ngã lăn ra, qua hôm sau là khỏi bệnh.
4. Vì lo mà sinh bệnh thì lấy mừng mà chữa
Xưa, có người vì nhỡ tay giết người, lo chạy hết gia tài mới khỏi tội, rồi lo lắng quá mà sinh bệnh điên cuồng không biết gì cả. người nhà tìm khắp thầy khắp thuốc mà bệnh vẫn y nguyên, bỗng gặp thầy thuốc bảo rằng:” Bệnh này vì quá lo sinh ra thì nên làm cho mừng là khỏi bệnh”. Bèn lấy thiếc và đồng đúc thành bạc nén, chon dưới vũng bùn, rồi đưa người bệnh đến đào, người bệnh thấy được vô số bạc nén, thì mừng quá mà khỏi bệnh.
5. Vì sợ quá mà sinh bệnh thì lấy lo mà chữa.
Xưa, có một bà người ở kinh đô làm nghề may và thêu thùa rất khéo, một hôm may chiếc áo ngự gần xong, nhỡ tay rơi vào lửa cháy mất, rồi sợ mà sinh ra rạo rực mất ngủ, kinh sợ không yên, đã uống nhiều thuốc mà bệnh trơ trơ không chuyển. Thầy thuốc thăm dò căn bệnh mới bảo ông chồng rằng: ‘Bệnh này vì kinh sợ mà sinh ra, không làm cho lo nghĩ thì khó mà khỏi được”. Liền bầy cách chữa mẹo. Sáng hôm sau, ông chồng sắm sửa hành lý giả cách đi sang nước ngoài mua gấm về đền cho vua, bà vợ mười phần lo nghĩ không sao quên được, từ đó bệnh ngày một bớt dần rồi khỏi hẳn.
6. Vì thương nhớ quá sinh bệnh thì lấy ghét mà chữa
Có một cô gái đối với mẹ rất trừu mến, lúc gả chồng thì mẹ mất, cô thương nhớ quá mà sinh bệnh, tinh thần phờ phạc, nằm ngủ li bì, trăm thứ thuốc không chữa nổi. người chồng mời thầy chữa. ông thầy bảo:” cô này thương nhớ mãi không thôi tất thành bệnh nặng, không thẻ chữa bằng thuốc, mà nên dung mẹo mới chữa được”. Bèn thầm đút tiền choc ho bà đồng bóng mà dặn dò những chuyện kín của hai mẹ con trước đây. Ngày hôm sau chồng bảo vợ rằng:” Mình thì nhớ mẹ thiết tha, không biết mẹ ở dưói cửu tuyền có nhớ mình không? Sao không tới bà đồng bóng nhờ gọi hồn mẹ lên mà hỏi”. Vợ nghe lời tới bà đồng, đốt hương khấn vái, hồi lâu bà đồng thượng lên, nghiến răng kèn kẹt, mọi việc kín trong nhà nói vanh vách, không sai chút nào. Người con gái khóc than nức nở, hồn mẹ quát mắng rằng:” Khóc lóc làm chi, sinh mạng tao vì mày xung khắc mà phải chết non, nay tao ở dưới âm ty muốn báo thù mày, mày sở dĩ ốm đau lôi thôi mãi chính vì tao làm đó, khi sống tao với mày là mẹ con, nhưng khi chết tao với mày là thù địch”. Nghe nói rồi người con gái không khóc nữa, đổi sắc mặt mà nói:” ta tưỏng vì thương nhớ mẹ mà sinh bệnh, lại hóa ra chính mẹ ta làm hại ta, thôi cần gì phải thương nhớ nữa”. Từ đó khỏi bệnh.
Như vậy là cách chữa bệnh tình chí do Tuệ Tĩnh phổ biến chủ yếu là dùng các thao tác của tâm lý học tác động vào hệ thống thần kinh của bệnh nhân. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm Dân Gian do ông sưu tầm và ghi chép lại mặc dù ông đã dùng hình ảnh “khí uất của Trời và khí uất của đất đai” để biện giải nhưng vẫn còn mơ hồ chưa có tính thuyết phục cao. Giá tri lớn nhất của ghi chép mới mang tính Sử học, nó chỉ báo rằng: Dân tộc Việt đã biết chữa trị chứng Stress rất lâu đời. Còn giá trị về Y học mới dừng ở mức gợi ý, gợi hướng điều trị chứ chưa thể áp dụng ngay vào điều trị. Kinh nghiệm chữa bệnh của Dân gian cổ truyền rất phong phú và quý giá, nhưng không thể ứng dụng y nguyên những điều đang lưu truyền mà phải đặt nó dưới ánh sâng của trí tuệ khoa học Y học hiện đại để kiểm chứng. Với tôi, tất các phương pháp chữa bệnh cùng càng Bài thuốc gia truyền rất quý giá nhưng nó chỉ là những gợi ý cho sự tìm tòi để cải tiến và hiện đại hóa các bài thuốc, Vị thuốc cổ truyền.
Thông thường, khi đọc một tài liệu khoa học, nhất là Y học người đọc luôn có nhu cầu rất chính đáng là “nói có sách, mách có chứng” thì mới tin. Rất tiếc là đối với Y học Dân gian cổ truyền, yêu cầu đó rất khó đáp ứng. Sách cổ nhất về Y Việt cổ truyền được lưu hành hợp pháp hiện nay chỉ có Tuệ Tĩnh toàn tập là “ cổ điển nhất”. Mặc dù tôi rất kính trọng ông, nhưng phải nói thực là “toàn tập Tuệ Tĩnh” chưa phải là toàn bộ Việt Y cổ truyền. Do đó, khi nêu một kinh nghiệm chữa bệnh của y học Dân Gian và của cả Tuệ Tĩnh nữa luôn phải có sự dẫn giải bằng góc nhìn của y học hiện đại. Yêu cầu đó luôn luôn là quá sức đối với các thầy lang Thuốc Ta, trong đó có tôi. Rất mong có sự “góp Gió thành Bão” của nhiều người để khôi phục được nền Y học Dân tộc thuần Việt.
Trở lại với căn bệnh những “ Cơn điên bất chợt” thì những gợi ý , gợi hướng nghiên cứư của các Bài thuốc cổ truyền của Y học Dân tộc thuần Việt lại làm phong phú thêm về nhận thức khoa học qua cách đọc bệnh Stress của Tây y. Thú vị hơn nữa là cách đọc bệnh Stress của Tây y lại “soi sáng” cho cách diễn tả “ Những cơn điên bất chợt” của y học dân tộc thuần Việt là có cơ sở khoa học rất sâu sắc. Còn lớn hơn cả cảm giác thú vị là lòng tự hào về trí tuệ Y học thuần Việt cổ xưa là: trong khi Tây y chỉ mới đưa ra được khái niệm chung về chứng Stress, thì Y học dân tộc cổ truyền thuần Việt chỉ ra được rất nhiều cấp độ khác nhau của chứng bệnh này. Đăc biêt hơn nữa là trong khi Tây y tuy đã đọc bệnh Stress khá thuyết phục, nhưng lại không đưa ra được thuốc chữa mà chỉ gợi ý những liệu pháp không dùng thuốc để khắc phục hậu quả do Stress gây ra, thì Y việt cổ truyền lại có rất nhiều Bài thuốc để ngăn chặn không cho Stress nổ ra (phòng bệnh). Còn việc khắc phục hậu quả do Stress gây ra Y Việt cổ truyền coi đó là việc thường, chỉ cần “ chữa Mẹo” cũng khỏi.
Nhịp sống thường ngày của xã hội “ tiền Công nghiệp hóa” ở nước ta tuy đến muộn, nhưng lại quá đột ngột với đa số dân cư quen sống bình lặng trong xã hội tiểu nông lạc hậu và trải qua hơn 30 năm chiến tranh kéo dài. Sức ỳ tâm lý ngại thay đổi rất lớn lại phải chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập vào dòng chảy của xã hội hiện đại “ Hậu Công nghiệp” có vận tốc rất nhanh nên không tránh khỏi những tổn thương tâm lý. Hiện tượng những Cơn Điên bất chợt gần như đều có ở tất cả mọi người. Phản ứng với Nó ở mỗi người tuy khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là bị tổn thương. Ở những người yếu đuối sự tổn thương tâm lý thường thể hiện qua hành vi quá khích trong quan hệ xã hội: nói năng thô lỗ cục cằn, dẽ dàng gây gổ, ưa dùng bạo lực, thanh thiếu niên vuột khỏi tầm kiểm soát giáo dưỡng của gia đình và nhà trường.
Nạn thất nghiệp rất khó giải quyết nhanh trong một thời hạn ngắn; năng suất lao động xã hội thấp kém rất nhiều lần so với nhu cầu tiêu dùng đua đòi giống như các nước có nền kinh tế phát triển. Rất nhiều hành vi tội phạm bùng phát mà nguyên nhân chính của nó là “ văn minh đi trước túi tiền”. Tiếc rằng, những hiện tượng này lại không được nhìn nhận dưới góc nhìn Y tế . Người ta coi các tệ nạn xã hội đơn thuần như một thứ tội phạm và khoán trắng cho các nhà Chính trị và lực lượng Công An giải quyết. Tệ nạn xã hội lẩn vào chiều sâu của đời sống. Những Cơn điên bất chơt ngày càng gia tăng đe dọa đến sự phát triển của giống nòi dân tộc Việt.
Tôi xin được hiến dâng đến mọi người Bài thuốc ngăn chặn những Cơn điên bất chợt đã được ứng dụng để chữa hiện thượng sa sút trí tuệ ở người nhiễm HIV và đã thành công. Nhờ ứng dụng đồng bộ liệu pháp tâm lý với uống thuốc nên trong suốt quá trình điều trị người bệnh không bị Stress nên đã khỏi bệnh. Bài thuốc này có thể dùng như một dạng “vác xin” chống Stres cho tất cả mọi người. Xin giới thiệu để mọi người tham khảo. Khi ứng dụng vào điều trị cụ thể ở từng người cần có ý kiến hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Bài chỉ có hai vị, nhưng vị chính là Xác Con Ve Sầu.
Bài thuốc: Ngăn chặn các Cơn Điên bất chợt ập đến
Bài thuốc này có hai Vị thuốc
1. Xác Con Ve Sầu: 60%
2. Cành cây móc câu (câu đằng): 40%
Tán thành bột mịn, ngào với mật Ong rừng thành viên nhỏ tùy ý. Mỗi lần uống 10 gam với nước Lã đã đun sôi trong 15 phút. Ngày uống hai lần: Sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đôi điều về con ve sầu: Con Ve Sầu thuộc Loài Côn trùng, có tên khoa học là Cryptotympana pustulata Fabricius. Vị thuốc chỉ thấy ở các bài thuốc Dân Gian. Tây y không dung. Theo sự mô tả trong tài liệu của gia đình thì người Việt cổ đã quan sát tập tính sinh sống của con vật này rất lâu đời và thấy ở nó có nhiều biểu hiện sống rất đặc biệt.
Cả cuộc đời của con Ve Sầu là bản tình ca Buồn. Sau khi lột xác, Ve Sầu “ bước vào đời”. Cả con đực và con cái đều cất lên tiếng gọi bạn tình. Ngày ca, đêm nghỉ liên tục cho đến khi nào tìm được bạn tình yêu mình và mình cũng yêu thì chúng kết đôi. Qua sóng âm thanh, cơ qua sinh dục của Ve lựa chọn “ý trung nhân” và chúng cùng đi đến với nhau. Sự lựa chọn bạn tình đối với con đực rất quan trọng. Bởi vì theo tập tính sinh học, sau khi giao phối, lập tức con Đự lăn ra chết. Yêu để rồi chết quả là một chọn lựa một lần trong đời nên chúng rất cẩn thận tìm cho được bạn có thật yêu mình không rồi mới quyết định. Sau khi cùng tự tìm đến với và bắt đầu giao phối. Trong niềm hân hoan sảng khoái cả hai con đều cất tiếng kêu. Tiếng kêu trong cuộc tình thường rất du dương, dịu êm. Bản tình ca Ve thường được trang điểm bằng mầu đỏ rực của Hoa phượng vĩ đã làm say lòng tuổi học trò của chúng ta. Nếu chúng ta biết được cái kết thúc bi thảm của cuộc tình này thì ta thấy thương cho một đời Ve ngân!.
Sau cuộc tình thường kéo dài tới 3 ngày 3 đêm, Ve Đực từ giã cõi đời, chết đột ngột và rơi xuống gốc cây. Ve cái bay theo xác bạn tình và kéo xác chồng vào một hốc cây ăn sâu xuống đât. Ve cái ôm lấy xác chồng, sau 3 ngày thì sinh con. Con của đôi bạn tình tình thường có tới 12 quả trứng nhỏ xinh như hạt đậu trắng. Ve Cái để con ngay trên xác của chồng và nằm ấp trứng khoảng 10 ngày thì trứng nở. Khi quả trứng cuối cùng nở thì cũng là lúc ve mẹ từ biệt đàn con chết theo chồng. Đàn sâu ve mất hết cả cha lẫn mẹ nên chúng ăn hết xác của cha mẹ chúng thì hóa Nhộng. Nhộng tự chuyển hóa thành Ve Con rồi chui ra khỏi vỏ. Những con Ve non ăn mùn cây mà lớn lên rất nhanh. Khi cơ thể bên trong đã lớn hơn vỏ bọc bên ngoài, chúng liền lột xác và “Hóa Vũ”, bay lên các cành cây cao. Chúng ăn sương, uống gió mà lớn lên đến thời kỳ phát dục chúng lại cất lên bài ca như cha mẹ chúng đã từng ca hát, để rồi lặp lại cuộc tình y hệt như cha mẹ chúng đã từng nếm trải. Vòng đời Ve cứ thế luân hồi trong Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Cả cuộc đời của loài ve này là bản tình ca buồn, người Việt cổ thương cảm đã đặt tên cho chúng là Ve Sầu.
Với bản tính giàu tình thương, người Việt cổ đi lượm các xác ve mang về nhà đặt lên chiếc đĩa đẻ ở một góc dưới chân giường thờ và thắp cho những xác ve một nén hương thương cảm. Tình cờ trong nhà có người bị bệnh tâm thần (dở người) bốc các xác ve ăn. Kì lạ thay ăn xác ve nhiều lần thì người điên khôn trở lại. Dân gian truyền tin cho nhau, từ đó xác ve trở thành vị thuốc chữa cho người Điên.
_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"