Lưu Hưng Linh
Chuyên nghiên cứu Y Học Dân Gian nước Việt
Thành viên của Nhóm Nghiên cứu Vietycotruyen.
Liệu pháp Thôi Miên Y học Dân Gian cổ truyền thường gọi là thuật Tĩnh Trí. Tĩnh trí là một kỹ thuật thuộc về “Tâm lý trị liệu” trong quá trình cai nghiện chất Ma Túy Tổng Hợp (Thường gọi tắt là Ma túy Đá) của Việt y cổ truyền. Đây là loại liệu pháp được đúc rút từ kinh nghiệm “Giải chài” của Y học Dân gian có từ rất lâu đời của người Việt Cổ ( Xem trong công trình Nghiên cứu Y Học Dân Gian nước Việt đã đăng trong Vietycotruyen.vn ở trang Website này).
“Chài” là tổ hợp biện pháp Y học cổ truyền của Đồng bào Miền Sơn cước cổ đại dùng để làm cho đối tượng cần tác động rơi vào tình trạng mê lú mất khả năng kháng cự sự điều khiển của người “Chủ Chài”. Người bị Chài thường là đàn ông có nguồn gốc ở Vùng đồng bằng đi lên miên núi làm ăn và mắc vào tội lừa tình đối với con gái miền Sơn Cước. Hành vi Chài không có ác ý bạo lực mà chỉ đơn thuần là biện pháp tự vệ giữ vững Hạnh phúc mong manh của người con gái Miền núi trước hiện tượng lừa tình của con trai miền Xuôi. Thuốc Chài thực chất là một loại Ma Túy đặc hiệu. Người con gái khi phát hiện người chồng có ý bội tình, tấp tềnh về Xuôi đã kín đáo cho chồng ăn loại lá cây mà chỉ cần bỏ bữa vài ngày là cồn cào thèm nhớ sự chăm sóc của người vợ miền Sơn Cước và phải quay lại với nàng. Có nhiều trường hợp người chồng đã có vợ con ở quê nhà dù có thèm nhớ bạn tình vẫn không thể dứt áo bỏ lại vợ con, quê hương bản quán, vậy là Hội chứng sau cai nghiện” bùng phát hủy hoại thân xác anh ta.
Thời gian trôi đi, giao lưu giữa miền Ngược và miên Xuôi không ngừng mở rộng, hiện tượng trai Đồng Bằng phụ tình gái Miền Núi ngày càng nhiều, các làng quê Đồng Bằng xuất hiện cảnh người trai bị bùa mê thuốc Lú ngày một đông và các thầy Lang đã âm thầm vào cuộc, thuốc chữa bệnh bệnh mê lú ra đời từ đó. Thuốc cai nghiện Ma Túy của Việt Y cổ truyền là sự thừa hưởng dòng trí tuệ Y học Dân Gian cổ truyền này.
Cùng với việc điều trị bằng thuốc Y học Dân Gian còn áp dụng liệu pháp tâm lý để hỗ chữa bệnh, thuật Thôi Miên ra đời từ đó. Thôi miên là thuật ngữ Y học Dân gian cổ truyền được hình thành đúng với nghĩa đen của nó trên cơ sở ghép động từ “Thôi” có nghĩa là dừng lại của một tiến trình tư duy với danh từ “Miên” trong miên man của dòng tư duy để có nghĩa là :dừng quá trình suy nghĩ miên man. Gần đây xuất hiện những tài liệu bằng tiếng Việt truyền thụ kiến thức thôi miên có nguồn gốc nước ngoài. Những tài liệu này nói rằng: Thuật ngữ thôi miên (hypnosis) được đặt ra bởi một bác sĩ phẫu thuật người Scotland James Braid. Từ Hi Lạp ‘Hypnos’ có nghĩa là ‘ngủ’, và Braid sử dụng nó để mô tả trạng thái thôi miên. Dùng thuật ngữ Hypnos có nghĩa là Ngủ để dịch sang tiếng Việt là Thôi miên là không chuâr xác. Thôi miên không phải là Ngủ. Nếu diễn đạt theo ngôn ngữ Y khoa hiện đại thì Thôi miên là một hành vi Tâm lý học trị liệu dùng để chữa bệnh tâm thần; nó giúp cho người bị thôi miên chấm dứt một quá trình tư duy đã khiến cơ thể rơi vào trạng thái tự kỷ ám thị có hại cho sự sống của mình. Có thể nói Thôi miên là một quá trình mà trong đó các chức năng suy nghĩ có ý thức của đầu óc bị xóa đi một cách từ từ để thiết lập một dạng suy nghĩ mới trong tâm tưởng của người bệnh.
Trong lịch sử về Thôi miên của phương Tây lưu hành hai học thuyết: Thuyết ‘State theory’ về thôi miên được đề xuất bởi Ernost Hilgard cho rằng thôi miên gây ra một trạng thái phân tách, chia cắt trong nhận thức. Để minh hoạ điều này, ông yêu cầu những đối tượng bị thôi miên nhúng một tay vào bồn nước đá gây đau đớn. Những người được nhà thôi miên nói rằng nó không đau thì nói là họ không cảm thấy gì cả. Sau đó, khi được hỏi có cảm thấy đau không, với một tay được tự do, nhiều người viết, "Đau”, hoặc “Dừng lại, bạn đang làm tôi đau”. Tuy vậy, họ vẫn tiếp tục hành động như thể không có đau đớn. Vì vậy, một phần của người bị thôi miên nói là không đau và hành động như thể không có đau đớn. Phần khác, được Hilgard gọi là ‘người quan sát ẩn náu’ (hidden observer) nhận thức được sự đau đớn nhưng vẫn tránh mặt. Người quan sát ẩn náu là một phần bị tách ra của nhận thức của người bị thôi miên và im lặng quan sát các sự kiện.
Ngược lại, thuyết ‘Nonstate theorists’ cho rằng thôi miên không phải là một trạng thái riêng biệt. Thay vào đó, nó chỉ đơn thuần là một sự trộn lẫn của sự tuân theo, sự thư giãn, tưởng tượng và đóng vai. Ví dụ, nhiều nhà lý thuyết tin là tất cả các sự thôi miên thực sự là sự tự thôi miên, tự ám thị. Theo quan điểm này, một nhà thôi miên chỉ đơn thuần là giúp người khác đi theo một loạt những ám thị. Những ám thị đó lần lượt thay đổi những cảm giác, những nhận thức, những suy nghĩ, những cảm xúc và những hành vi.
Đối chiếu với kinh nghiệm Thôi miên theo Y học Dân Gian tôi thấy có thiện cảm với học thuyết “ Nonstale theorists” hơn. Thôi miên không phải là thần bí hoặc ‘ma thuật’, nhưng nó lại được diễn ra mang màu sắc thần bí và ma thuật ở cả Phương Tây và phương Đông.Người ta thường thấy các nhà Thôi miên phương tây xử dụng đạo cụ là- quả lắc hoặc một chiếc đồng hồ, đưa qua đưa lại trước mắt người tham gia, yêu cầu họ luôn nhìn vào đó
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là giúp người tham gia “miễn nhiễm” với môi trường xung quanh hay các tác động bên ngoài trong khi tiến hành. Sự thay đổi vị trí liên tục của con lắc khiến bạn phải tập trung cao độ và luôn dõi theo từng chuyển động của nó. Khi đã tập trung cao độ, người ta hoàn toàn không bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài, nhà thôi miên sẽ tiến tới một bước nữa bằng cách sử dụng lời nói nhẹ nhàng, êm dịu, đưa cơ thể người đối diện vào trạng thái thả lỏng, thư giãn và dần dà, ý thức sẽ bị che lấp bởi tiềm thức. Công cuộc thôi miên đến đây là hoàn thành.
Phương pháp này được ưa chuộng trong giai đoạn đầu tiên phát triển của lịch sử thôi miên. Tuy nhiên, cho tới hiện nay, nó ít khi được vận dụng do không còn mang lại hiệu quả cao như trước.
Thư giãn
Bằng cách nói chuyện với đối tượng trong một giọng nói nhẹ nhàng, êm dịu, cùng một nhịp điệu chậm rãi, họ dần dần mang đến cho bạn sự thư giãn và thoải mái. Cùng với đó là sự tập trung dần được đẩy lên cao độ. Dựa trên nguyên lý này, bạn hoàn toàn có thể tự thôi miên mình, thông qua những bản nhạc, hay những câu truyện nhẹ nhàng và chậm rãi. Thiền - xét trên một khía cạnh nào đó, cũng có thể coi như một hình thức tự thôi miên và thuộc phương pháp "thư giãn" này..
Mệnh lệnh dồn dập
Một trong những đặc điểm của nó là có thể tiến hành ở chỗ rất đông người do không phụ thuộc vào môi trường mà mấu chốt nằm ở cách tiếp cận. Thậm chí môi trường đông người còn là điểm mạnh khiến ý thức con người tác động dễ hơn cả.
Nhà thôi miên sẽ liên tiếp đưa ra những mệnh lệnh ngắn đơn giản và nhanh, yêu cầu đối tượng làm theo như: “Nghe này!”, “Nói đi!”… Do tốc độ phản ứng với kích thích của ý thức không nhanh bằng tốc độ ra mệnh lệnh nên dĩ nhiên, sau một lúc, ý thức sẽ “không kịp trở tay”, tê liệt và để tiềm thức xâm lấn. Đến đây thì đối tượng sẽ hoàn toàn ngoan ngoãn nghe lệnh của người thôi miên.
Để đạt đến mục đích là người bị thôi miên trải qua 4 trạng thái tâm lý sau:
(1) Tập trung chú ý vào những điều đang được nói.
(2) Thả lỏng và cảm thấy mệt mỏi.
(3) ‘Mặc kệ nó’ và chấp nhận những ám thị dễ dàng.
(4) Sử dụng tưởng tượng sinh động.
Điều kiên tiên quyết là Thầy chữa phải biết làm cho người bị thôi miên “dễ bảo” khi tiến hành thôi miên. Tạo ra một môi trường để người bị thôi miên quên đi nếp suy nghĩ mà người đó đang sống. Thôi miên của phương Tây thường dùng các thủ thuật ám thị, cách làm này chỉ có tác dụng làm người bệnh mê đi trong khoảnh khắc và dễ gây tai biến nếu người đó bị chứng cao huyết áp hoặc có tiền chứng bệnh tim. Y học Dân gian nước Việt có thủ pháp hứu hiệu là cho người bị bệnh tham dự hoạt cảnh Lên Đồng: Thầy Lang dân gian trong vai trò Cốt Đồng, áo quần có màu sắc rực rỡ múa lượn như bay trong làn điệu hát Chầu Văn có dàn nhạc đệm thánh thót giữa một không gian ánh đèn sáng lóa, khói hương nghi ngút thơm lừng đã đưa Con Bệnh vào tâm thế mê li, “không trong lượng” làm bộc lộ toàn bộ thực trạng sức khỏe. Cốt đồng quan sát và dẫn dụ khiến con bệnh ở trạng thái bị thôi miên, nhập đồng ! Đánh Đồng Thiếp là thủ pháp chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm ra đời như vậy đó. Người bệnh khi nhập Đồng sẽ quay về thế giới huyền ảo và nói ra lời những suy nghĩ âm thầm tích chứa ở trong lòng chưa bao giờ nói ra lời. Thậm chí còn nói ra cả những lời trong quá trình sống thường tưởng tượng được nghe lời của người thân đã chết tâm sự với mình. Thầy Lang trong vai Cốt Đồng nhập vai tốt sẽ đạt mức “bốc đồng“ có cảm giác đã hòa nhập vào suy tư cùng “pha” với con bệnh, thu lượm được rất nhiều thông tin về diễn biến bệnh của Con bệnh..Người Việt Cổ đã biết dùng nghệ thuật múa kết hợp với nghệ thuật âm nhạc để chữa bệnh.
Việc “Đánh Đồng Thiếp” chỉ áp dụng với con bệnh đã bị chất độc hại làm cho rơi vào trạng thái hoang tưởng. Thầy Lang phải dùng “Liệu pháp Tâm Lý sốc” để thăm khám bệnh và dẫn truyền thuốc chỉ áp dụng cho con bệnh không còn khả năng tự Thôi Miên.
Còn nữa..
Dùng thôi miên làm biện pháp tâm lý trị liệu để cai nghiện chất ma túy đang áp dụng ở Cơ sở Việt y cổ truyền là kế thừa có chon lọc và nâng cao kinh nghiêm Tĩnh trí của Y học cổ truyền. Liệu pháp tâm lý đang ứng dụng hiện nay là thầy chữa giúp con bệnh tự thôi miên.Thôi miên thực chất chỉ là phương tiện, mục đích cần vươn tới cuả thôi miên trong chữa bệnh tâm thần là Tĩnh Trí. Độc chất của Ma túy Đá tàn phá cơ thể người nghiện không chỉ ở Hệ Thần kinh mà toàn bộ nội tạng người nghiện. Theo quan niệm của Y học thuần Việt cổ truyền thì Bộ Não là nơi tích chứa thông tin còn Hệ Thần kinh được hỗ trợ bằng Hệ Thống Kinh- Lạc chỉ là mạng lưới dẫn truyền thông tin tới các Tạng , Phủ. Xử lý thông tin làm nên sự sống của Con người chỉ diễn ra ở Tạng , Phủ và khung cốt xương... Đặc tính của các Tạng là nhận thông tin ( Chất dinh dưỡng đã qua khâu chuyển hóa làm nên năng lượng sống được nhìn nhận như các gói Tin) . Tạng nhận thông tin đến đầy thì thôi, không thể quá, chứa đựng đầy quá hoặc vơi đi là cơ thể ở trạng thái bất thường.. Đặc điểm của Phủ là nơi để thâu nạp thông tin vào rồi lại chuyển đưa ra chứ không giữ lại (vai trò của Phủ kho). Nếu Phủ giữ lại mà không chuyển giao lập tức cơ thể rơi vào trạng thái giảm hoặc tăng trương lực mất cân bằng nội môi. Theo Y lý của Việt y, những bộ phận bên trong cơ thể con người được phân ra hai loại Tạng và Phủ. Những bộ phận sau được gọi là Tạng bao gồm: Tâm tàng Thần, Can tàng Hồn, Tỳ, tàng Ý, Phế tàng Phách,Thận,tàng Chí. Những bộ phận được gọi là Phủ bao gồm: Vị (ống Dạ dày); Đảm (túi Mật cũng với các đường dẫn của túi Mật); Ruột già (Đại trường); Ruột non (tiểu trường); Bàng quang (bọng đái) và Tam tiêu. Giữa các Tạng, Phủ có sự liên hệ với nhau trong suốt quá trình tiếp nhận thông tin, năng lượng sinh học để làm nên sự sộng của cơ thể.
Độc tố của Ma túy Đá gây rối loạn thông tin làm cho Tạng, Phủ không thực hiện được chức năng bẩm sinh của nó. Thuốc cai nghiện sẽ lập lại trật tự này, con bệnh được tiếp thu kỹ thuật tự thôi miên là biện pháp để Thuốc chữa phát huy tác dụng tối đa của nó.Trở ngại lớn nhất trong quá trình cai nghiện là Người bệnh rất ngại uống thuốc. Sự e ngại này chính là biểu hiện sự “thờ ơ” của Trí Lực cơ địa phản ánh sự tổn thương “Thể lực” của cơ địa, tức là các Tạng, Phủ bị độc tính của ma túy làm rối nhiễu nhịp điệu hằng định chuyến hóa trong mối liên hệ của Tạng,Phủ. (Xem chuyên Mục Cơ Địa là gì, có trong trang điện tử này). Tự Thôi miên chính là liệu pháp Tâm Lý để trí lực của Cơ Địa chủ động hòa nhập vào nhịp điệu chuyển hóa của Thể Lực Cơ địa.
Tự Thôi miên là hành vi tự mình dừng dòng tư duy đang chế ngự mình. Trong cuộc sống tinh thần của mỗi người đều phải dùng thủ pháp tự thôi miên để chấm dứt một trạng thái suy tư mà mình “không muốn nghĩ tới nữa”. Ở một người khỏe mạnh thì việc này quá đơn giản: một tiếng nói thầm thì vang lên trong cơ thể: “Thôi đừng suy nghĩ miên man nữa” là thực hiện được ngay. Tâm thức chuyển sang một vùng nhớ khác và tư duy đào sâu vào vùng suy nghĩ mới, người đó đã Tự Thôi miên “ thành công. Nhưng đối với những người “bản lĩnh” yếu đuối thì không dễ dàng làm chuyện đó. Để giúp người bệnh lấy lại thói quen tự thôi miên thì vai trò của thấy chữa phải là một hướng đạo viên chỉ dẫn cho người bệnh lấy lại thiên chức này . Các bước Thầy chữa phải tiến tiến hành để đưa người bệnh vào trạng thái Tự Miên:
Dẫn Trí:. Làm cho đối tượng rơi vào trạng thái Tự thôi miên thì tự thân Thầy chữa phải dẫn được trí lực cơ địa của con bệnh. Mọi động tác thủ thuật ám thị mà Thầy chữa áp dụng là nhằm hòa nhập Trí lực Cơ địa của mình vào Trí lực Cơ Địa của con bệnh, tứ là Thầy chữa phải có Trường Sinh học mạnh hơn Trường Sinh học của con bệnh. Trường sinh học là bản năng tự nhiên của con người, nó tồn tại như một vầng hào quang bao quanh cơ thể của con người. Vòng hào quang đó có ở bất kỳ ai tuy mạnh yếu khác nhau đều do thể lực người đó phát lộ ra. Vàng Hào Quang chỉ được lý giả bằng hiện tương: Lý học- Sinh học ở cơ thể con người. Con người từ thời nguyên thủy đã “Nhìn” thấy vầng Hào quang thể hiện qua hình vẽ ở xung quanh đầu của các vị Chúa Trời , Đức Phật mà ta thấy ngày nay.
Thày Lang Dân Gian rèn luyện kỳ công đều có thể nhìn thấy Vầng Hào quang ở mỗi người thể hiện động tác khám bệnh” Nhìn sắc thái trên khuôn mặt người mà đọc được Bệnh của người đó. Người bị bệnh nặng thì vầng Hào quang chỉ còn chập chờn lúc toát ra lúc lại lặn mất. Người chết thì vầng Hào Quang cũng tắt. Nhưng có người đã ngưng thở, không nghe thấy nhịp tim , không đo được huyết áp nhưng vầng Hào Quang vẫn thoi thóp thì có cơ hội cứu sống. ( Đây là chuyên đề nghiên cứu khoa học khác nghiên cứu về sự sống không đi sâu ở bài viết này).
Trở lại với Trường Sinh học. Như vậy là muốn dẫn được trí của người bệnh thầy chữa buộc phải có Trường Sinh học mạnh hơn con bệnh. Rèn luyên, tu dưỡng để có Trường Sinh học mạnh luôn là một đòi hỏi buộc phải có của Lang Thuốc Việt. Rèn luyện để có Trường Sinh học mạnh là việc làm thường ngày của người mang sự nghiệp trị bệnh cứu người. Tôi xin đơn cử bài tập “Nhập Môn Dẫn trí “ của Việt Y cổ truyền để mọi người tham khảo, đó là phép “Động Khớp”.Bằng quan sát đời sống con người từ rất nhiều đời các Thày Lang Việt thấy rằng: Khi con người nằm yên thì mọi suy nghĩ chỉ vẩn vơ nông cạn,nhưng khi đã động chân, động tay thì ý nghĩ dồn dập xuất hiện ở trong đầu từ những quan sát đó đi đến nhận định: muốn cơ thể năng nổ hoạt bát thì phải “động chân, động tay” tức là phải hoạt động, mà hoạt động của cở thể người chính là “Rung Khớp”