Sự thật về mụn trứng cá

Mụn trứng cá là chỉ báo chuyển tầng cơ địa
Lưu Hưng Linh

Khi trên da mặt, da vùng cằm và nhiều khi ở cả vùng ngực nổi lên nhiều cục nhỏ có màu trắng hoặc thâm đen trên nền da bóng nhẫy có chất nhờn thì bạn đang đối diện với bệnh trứng cá rồi đấy. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng song làm mất đi nét đẹp trên khuôn mặt và làm mất vẻ tự tin kiêu hãnh vốn có của bạn mỗi khi gặp mặt “người ta”. Chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt này đã làm lỡ dở biết bao “mối tình đầu vừa chớm nở” ở tuổi học trò.

Nếu xét về mặt lịch sử bệnh học thì bệnh trứng cá thuộc về loại bệnh cổ nhất của y học, vì ngay từ buổi văn minh đầu tiên khi con người có ý thức về thẩm mỹ bệnh trứng cá đã được nhận diện vì nó ở ngay chính mặt của mình. Từ ngày đó đến nay con người đã tìm cách chạy chữa nhưng căn bệnh đáng ghét này cứ lỳ lợm bám riết lấy tuổi thanh xuân của nhiều người. Không phải ai cũng bị bệnh trứng cá, khoảng 70% số người đến tuổi trưởng thành bị mắc chứng bệnh này thôi. Hiện tượng này gợi ý chúng ta nhớ đến cơ địa riêng có của mỗi người theo quan niệm của y học dân tộc thuần Việt. Trước khi giải trình bệnh trứng cá theo góc nhìn của y học thuần Việt, chúng ta cần điểm qua Trung y cổ truyền và Y học Phương Tây hiện đại nói gì về căn bệnh này.

Trung y cổ truyền gọi căn bệnh trứng cá là “Phấn thích” rồi lập luận rằng: Theo chức năng tạng phủ phế chủ bì mao, có công năng tuyên phát, việc bài xuất độc tà ra ngoài bằng đường phế vệ là công năng của phế. Khi phong nhiệt kết tụ ở phế được đưa đến bì phu tấu lý mà không truyền tống ra ngoài được lưu chú lâu ngày thành những mụn ung ngay tại tấu lý. Đầu mặt là nơi hội tụ của các kinh dương (Đầu mục chư dương chi sở hội). Phong nhiệt thuộc dương tính thăng phù, kinh dương minh lên mặt vòng qua má, môi nên khi bị phong nhiệt hay gây bệnh tại vùng mặt. Tấu lý bị bế tắc làm phong nhiệt không bài xuất được tiếp tục thành ung làm cho bệnh dai dẳng khó khỏi dứt. Trung y căn cứ vào thực trạng của bênh rồi phân thành các thể loại bệnh như sau:

Thể phế kinh phong nhiệt

Triệu chứng: Phấn thích đỏ, sưng, nóng, đau, có mụn mủ ngứa, khó chịu, cảm giác buồn ngứa trên mặt; tiểu tiện vàng sẻn; Chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng. Mạch phù sác.

Phương pháp điều trị: Sơ phong, tuyên phế, thanh nhiệt.

Bài thuốc: Tỳ bà thanh phế ẩm:

Nhân sâm 10g, tỳ bà diệp 12g, hoàng liên 8g, tang bạch bì 16g, hoàng bá 12g, cam thảo 6g. Các vị trên + nước 1.500ml, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia đều làm 3 lần.

Thể trường vị thấp nhiệt

Triệu chứng: Phấn thích đỏ sưng, bì phu trơn nhầy, nổi sẩn nhiều cục dầy có khi thành từng mảng, có mụn mủ, chán ăn, bụng đầy, đại tiện táo, tiểu vàng sẫm; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt. Mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, hoá thấp, thông phủ.

Bài thuốc: "Nhân trần cao thang gia giảm":

Nhân trần 24g, chi tử 16g, thiên hoa phấn 12g, đại hoàng 12g. Các vị trên + nước 1600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống ngày 1 thang, chia đều làm 3 lần.

Thể xung - nhâm phấn thích

Triệu chứng: Phấn thích lúc đầu chỉ mọc ở hai gò má sau lan nhanh ra cả mặt, nhiều, dày, chân cứng, bệnh tăng giảm hoặc khỏi theo chu kỳ hoặc bệnh lý của kinh nguyệt. Bệnh kéo dài, sắc da xạm kém tươi nhuận. Mạch huyền hoạt.

Phương pháp điều trị: Sơ can, hoạt huyết, thông kinh, khứ ứ.

Bài thuốc: "Huyết phủ trục ứ thang gia giảm":

Đương quy 12g, sinh địa 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 08g, chỉ xác 10g, xích thược 10g, sài hồ 12g, cam thảo 06g, cát cánh 10g, xuyên khung 12g, ngưu tất 10g, thiên hoa phấn 12g. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày uống 1 thang chia đều 3 lần.

Tây y hiện đại (theo Ykhoanet) nói thẳng rằng "nguyên nhân gây bệnh trứng cá hiện chưa rõ, có thể có nhiều yếu tố kết hợp như di truyền, rối loạn chức năng thần kinh (lo lắng, buồn phiền, căng thẳng...), rối loạn nội tiết (hay gặp ở tuổi dậy thì, trước tuổi dậy thì không bị trứng cá, nam giới bị hoạn, nữ giới cắt buồng trứng), rối loạn tiêu hóa (táo bón, ăn nhiều đường nhiều mỡ, nhiều gia vị có thể tăng tiết bã...), miễn dịch dị ứng, thường xuyên và cụ thể nhất là yếu tố nhiễm khuẩn ngay tại vùng nang lông tuyến bã (tụ cầu, liên cầu Denlodex Folltcularull và nhất là Prapiolli bacleriulìl acnés). Các ổ nhiễm khuẩn khu trú (amidan, xoang, răng, ruột dư, túi mật...) cũng có thể làm tăng bệnh."

 

Tây y gọi căn bệnh trứng cá là Viêm nang lông nên thuốc chữa ban đầu chủ yếu là ngoài da và dùng các dung dịch sát khuẩn. Các bác sỹ thường kê đơn: cồn I ốt, Oxy 5, Oxy 10... Bệnh nhân điều trị những loại thuốc này thường bị đau đớn, có thể để lại vết thâm hoặc làm xám da. Nếu các mụn trứng cá bội nhiễm nặng thì Tây y cho dùng thêm kháng sinh. Các loại thuốc có Corticoid, Vitamin B12, thuốc ngừa thai... đều làm nặng thêm bệnh trứng cá. Vì thế, cần dừng ngay việc dùng những thuốc này khi điều trị bệnh trứng cá.

Cả hai cách chữa của Trung y và Tây y đối với căn bệnh trứng cá hiện nay ra sao chúng tôi không đưa ra nhận xét của mình mà để giành quyền cho người đã từng trải nghiệm thực tế. Chúng tôi nhận thấy các bài thuốc của Trung y là áp dụng các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian nhưng lại biện luận mang màu sắc “khoa học” riêng có của Trung y huyền bí. Trung y nói: “Theo chức năng tạng phủ phế chủ bì mao, có công năng tuyên phát, việc bài xuất độc tà ra ngoài bằng đường phế vệ là công năng của phế” buộc người đọc phải công nhận không được hỏi tại sao lại thế? Tây y dùng thực chứng để biện giải cho cách chữa của mình trong khi nguyên nhân của bệnh Tây y nói là chưa biết. Cả hai cách chữa của Trung y và Tây y thực chất đều nhằm xử lý tình huống cấp tính. Bệnh lùi một thời gian lại tái phát trong suốt quãng đời thanh xuân của con người.

Y học thuần Việt (kinh nghiệm dân gian cổ truyền của người Việt) đã đối diện với bệnh trứng cá từ rất lâu đời, ngay như tên của bệnh gọi là “bệnh trứng cá” cũng do dân gian đặt tên vì thấy nó giống hệt trứng cá. Đây là phong cách đọc bệnh của y học thuần Việt: “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” của bệnh. Vậy sự thật của bệnh trứng cá là gì?

Bằng quan sát thực tế diễn biến bệnh ở nhiều người và trải qua rất nhiều đời người, tổ tiên người Việt nhận ra khi mặt bé trai (khoảng 11-12 tuổi), bé gái (10- 11 tuổi) xuất hiện mụn trứng cá là chúng đã bước vào giai đoạn mà các cụ nhà ta gọi tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì”! Một thuật ngữ sinh học cổ điển thuần Việt rất sâu sắc và độc đáo mà giờ đây mọi người đều thích dùng chỉ một trạng thái phát triển sinh học rất người để phân biệt với thuật ngữ “động hớn” một thuật ngữ sinh học thuần Việt nữa để chỉ trạng thái động dục của động vật nói chung. Phải đi vào chi tiết rất tinh tế đó mới thêm yêu tiếng Việt của chúng ta và điều quan trọng hơn giúp chúng ta nhận ra tiếng Việt đủ khả năng để diễn tả những điều phức tạp nhất của khoa học hiện đại là Sinh – Y học.

Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển rất tế nhị của một chặng đường đời có ở tất cả mọi người. Em bé cả trai và gái khi bước vào tuổi dậy thì cơ thể của chúng có sự thay đổi đột ngột khác thường: Cả hai đều thấy về ngoại hình: Con trai: lớn nhanh, cao vượt; giọng nói ồm ồm (dân gian gọi là vỡ tiếng); mọc ria mép; mọc lông lách; mọc lông mu; cơ bắp phát triển; lộ yết hầu (sụn giáp phát triển); vai rộng ngực nở; cơ quan sinh dục to ra; tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển; một buổi sáng tình cờ thấy ướt quần lót - chàng trai đã xuất tinh lần đầu và các mụn trứng cá xuất hiện. Cơ thể con gái khi bước vào tuổi dậy thì có nhiều đặc điểm nổi bật hơn con trai: Lớn nhanh, cơ thể phông phao; hông nở rộng; vú phát triển nhanh; da mịn màng; giọng nói thay đổi; mông và đùi phát triển nhanh; mọc lông mu, lông lách; có người còn mọc râu; bộ phận sinh dục phát triển rất nhanh; tuyến mồ hôi và tuyến nhờn phát triển; xuất hiện mụn trứng cá và quan trọng nhất là cô gái đã thành “người đàn bà hoàn toàn” bắt đầu hành kinh.

Tất cả những biến động mang tính nhảy vọt đó của cơ thể đều diễn ra lặng thầm, duy chỉ có mụn trứng cá là hiện diện mang tính khiêu khích và thực chất là một dấu hiệu của sự khủng bố đối với thân chủ và bất kỳ ai cũng tìm mọi cách tuyên chiến với tụi giặc mụn đáng ghét này. Hành động đầu tiên đáp trả sự khiêu khích của mụn trứng là gãi, liền sau đó là nặn những mụn to mọng nhất. Bọn mụn trứng cá chỉ chờ có thế để loang rộng ra khiến thân chủ chưa có kinh nghiệm sống lo toan mất ăn mất ngủ về chúng phải tìm đến thầy thuốc. Các bị bác sỹ và các vị lương y đều khuyên bệnh nhân: đừng gãi và đừng có nặn mụn trứng cá. Gần như 100% người bệnh không nghe theo lời dặn của thầy thuốc, ngay cả các vị bác sỹ trẻ bị bệnh trứng cá cũng vẫn gãi và nặn mụn trứng cá!

Ngứa và gãi là hoạt động phản xạ tự nhiên của con người, có khi gãi rồi mới nhớ đến lời dặn của bác sỹ vội vã dừng lại để rồi lúc sau lại gãi vì nó ngứa quá, không chịu nổi! Ngứa trong bệnh trứng cá của tuổi dậy thì không phải là cái ngứa sinh lý thông thường mà cái ngứa của tế bào cơ thể phát triển quá nhanh lưới thần kinh ngoại biên chưa mọc kịp để bao phủ phần cơ thể mới tăng trưởng: Não,Gan, Phổi,Tim, Dạ dày…cùng cấc cơ quan khác trong cơ thể đều tăng khối lượng cần có ngay mạng lưới thần kinh để lan truyền thông tin trong thời gian ngắn chưa dược đáp ứng. Những bộ phận nội tạng mới phát triển thường được che kín không bị tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài, còn các tế bào non ở phần tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, như: đầu, mặt cổ, ngực đều chịu sự tác đông trực tiếp của: gió, ánh sáng nhiệt độ ngoài trời không tránh khỏi phản ứng dị ứng gây ngứa. Muốn chữa cái ngứa tận gốc của bệnh trứng ở tuổi dậy thì phải có cái nhìn sinh học mới tìm ra cách chữa hữu hiệu. Biện pháp sinh học chủ yếu là cung cấp các chất dinh dưỡng đặc thù cho mạng lưới thần kinh ngoại biên nâng cao tốc độ phát triển phân bào thần kinh để tiến kịp nhịp độ phát triển của các tế bào mới sinh sôi ở tuổi dậy thì. Y học dân tộc thuần Việt từ lâu đời đã phát hiện ra các chất này qua các món ăn dân gian, nếu thích thì gọi là thuốc cũng chẳng sao. Chè bí ngô + đậu đen + đường phèn chứa các chất cần thiết cho công việc đại sự này.

Cùng với Hệ thần kinh ngoại biên chưa đáp ứng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của các tế bào, hệ nội tiết ở tuổi dậy thì cũng có những chuyển biến đột ngột. Chúng ta đã được học từ lớp 8 chương trình phổ thông nên mọi người ai cũng biết đến Hệ thống nội tiết.

Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất sinh hoá hormone theo máu chuyển đến và tạo tác động tại những cơ quan khác trong cơ thể. Những tuyến tiết chất sinh hóa theo ống dẫn gọi là tuyến ngoại tiết, điển hình là tuyến lệ, tuyến nước bọt, tuyến sữa trong vú, và các tuyến của bộ phận tiêu hoá

Các tuyến nội tiết và hormone:

1. Tuyến tùng (epiphysis),

2. Tuyến yên (hypophysis),

3. Tuyến giáp (thyroid)

4. Tuyến ức (thymus),

5. Tuyến thượng thận (adrenal gland),

6. Tuyến tụy (pancreas) 

7. Buồng trứng (ovary), 8.Tinh hoàn (testis)

(Hình ảnh này lấy từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Song hành với Hệ thần kinh, Hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, như: quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hooc môn từ các tuyến nội tiết. Các chất hooc môn tác động thông qua đường dẫn máu nên chậm nhưng lại kéo dài trên diện rộng, Hooc môn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với lượng rất nhỏ cũng gây nên biến động rõ rệt. Hooc môn giúp duy trì tính ổn định bên trong cơ thể, điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường. Chỉ cần có chút trội hơn của loại hooc môn nào đó là có thể dẫn tới tình trạng bệnh lí. Mụn trứng cá là một loại bệnh thường thấy ở tuổi dậy thì có nguyên nhân sâu xa là có biểu hiện tính trội của một trong hai loại hoóc môn sinh dục Nam (Testosterone), hooc môn sinh dục nữ (Oestrogen).

Tinh hoàn của con trai là nơi tiết hooc môn (Testosterone). Tinh hoàn xuất hiện từ tuần thứ 7 trong bào thai và hoàn thiện vào tuần thứ 12 của bào thai và đi vào trạng thái ngủ và đợi đến tuối dậy thì được hooc môn tuyến Yên đánh thức để hoạt động trở lại. “Con ngựa chiến Testosterone” bị nhốt chặt trong 12 năm giờ được tháo cũi sổ lồng nó hoạt động rất hăng và đang bị ghép tội là gây nên sự náo loạn của hệ nội tiết và là tác nhân chính sinh ra bệnh trứng cá.

Có Testosterone tác động nhịp tim tăng nhanh, hệ tuần hoàn tăng tốc kéo theo Phổi tăng nhịp co giãn để lấy thêm ô xy phục vụ cho nhu cầu Ô xy hóa khử của các tế bào, dạ dầy co bóp mạnh đòi thêm thức ăn và hệ bài tiết qua các tuyến nội tiết giai đoạn này quá tải, tuyến bã dưới các lỗ chân lông không ngừng đẩy chất bã chủ yếu là Anbumin (chất lòng trắng trứng) lên các nang lông để ra ngoài. Vào một thời điểm nào đó chất này tiết ra quá nhiều, không thoát kịp sẽ đọng lại và làm bí tắc các lỗ chân lông, khi gặp ô xy nó biến thành màu đen và tạo ra mụn trứng cá. Mụn trứng cá là một hợp chất gồm có albumin, các tế bào chết, vi khuẩn, bụi và nhiều phức chất khác chưa xác định. Mụn trứng cá trở thành những ổ viêm nhiễm có mủ.

Điều trị mụn trứng cá là một quá trình liên tục và điều quan trọng nhất là phải ngăn ngừa những đợt mụn mới phát sinh. Những trường hợp bị mụn trứng cá nặng mà không biết điều trị đúng cách thì có thể để lại sẹo xấu, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Từ trước đến nay người ta biết đến hooc môn sinh dục nữ do buồng trứng tiết ra có tên là Oestrogen là loại hoóc môn “hiền lành” điều khiển chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và gây nên những thay đổi về hình dáng của phái đẹp khi họ bước vào tuổi dậy thì. Trong khi đó testosterone khiến giọng nam giới ồm hơn và cơ bắp phát triển khi họ bước sang giai đoạn trưởng thành. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mĩ đã làm đảo lộn nhận thức này. Telegraph cho biết, từ trước tới nay, giới khoa học tin rằng những đấng nam nhi mạnh mẽ là do cơ thể họ sản xuất quá nhiều testosterone – hoóc môn giới tính nam.Tuy nhiên, cơ thể nữ vẫn sản xuất testosterone và cơ thể nam vẫn tiết ra oestrogen với hàm lượng nhỏ. Cả hai loại hoóc môn này đều tham gia vào quá trình điều khiển các chức năng trong cơ thể con người. Chẳng hạn, oestrogen – chứ không phải testosterone – mới là hoóc môn quyết định thời điểm xương ngừng phát triển.

Một nghiên cứu trước đây chứng minh rằng oestrogen rất quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới. Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) dùng kỹ thuật biến đổi gen để tạo ra những con chuột không có bất kỳ tế bào nào có khả năng tương tác với oestrogen. Kết quả cho thấy những con chuột đó vô sinh. Sự tranh luận của Tây y giúp những người hành nghể theo y học thuần Việt nhận ra những kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của người Việt đều có cơ sở khoa học thực sự, chính vì thế nó mới trường tồn theo thời gian.

Người Việt từ rất lâu đời đã nhận ra chỉ báo cho tuổi dậy thì là “Trai trứng cá, Gái má hồng”. Trứng cá thì rõ là đáng ghét rồi còn người con gái nào có má hồng thoạt nhìn thì đẹp đấy nhưng ai có biết má hồng ở tuổi dậy thì là chỉ báo cho một thứ bệnh kín của người con gái má đàò. Ngày xưa, cha ông ta chưa biết lý thuyết về tiến triển sinh học ở cơ thể người, các cụ căn cứ vào thực tế rồi đúc lại thành kinh nghiệm chữa bệnh thôi. Những người con gái có mà đào thường mắc chứng đa tiết dịch âm hộ: đũng quần luôn ẩm ướt rất khó chịu. Các thầy thuốc dân gian có chữ Nho đã tổng kết: “hồng diện đa dâm thủy” và dân gian nước Việt đã có rất nhiều bài thuốc để chữa chứng bệnh “đa dâm thủy” này, mặc dù các cụ nhà ta khi đó chưa biết đến các hooc môn sinh dục của con trai và của con gái là gì. Chủ đề của bài viết này chỉ tập trung giới thiệu cách trị bệnh trứng cá theo y học thuần Việt.

Do nhìn nhận Mụn trứng cá là chỉ bảo của tuổi dậy thì, một thời kỳ chuyển tiếp có tính bước ngoặt của cơ địa người cả về thể lực của cơ địa cùng trí lực của cơ địa. Vì thế chữa trị bệnh trứng cá không đơn giản chỉ là bệnh ngoài da mà phải có cái nhìn tổng thể về Sinh – Y học của cơ thể người. Biện pháp chủ yếu là phải lấy lại cân bằng cơ địa, nghĩa là phải dùng thuốc để can thiệp chấm dứt tình trạng rối nhiễu của hệ nội tiết do các hooc môn sinh dục của cả Nam và Nữ gây ra. Kết thúc điều trị các mụn trứng cá không còn ở trên mặt da của con người. Liệu pháp bao gồm thuốc uống, thuốc rửa da và thuốc bôi ở các vết thương.

Thuốc Uống giành cho các thể bệnh sau:

A. Mụn trứng cá nóng, đỏ , sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa

1. Tua rễ đa: 15 gam 
2. Dây lang rừng : 5 gam 
3. Hoàng liên: 6 gam 
4. Tang bạch bì: 18gam 
5. Rễ cây lúc nác: 14 gam
6. Cam thảo: 12 gam
Các vị tán nhỏ uống 10 gam/ngày chia làm 2 lần

B. Da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy.

1. Toàn cây Bồ Bồ: 24 gam
2. Quả đanh dành khô: 20 gam 
3. Rễ cây Qua lâu khô: 20 gam
4. Đại Hoàng: 12 gam
Các vị tán mịn uống 12 gam/ngày làm hai lần

C. Da xám, kém tươi nhuận, bệnh tái phát nhiều lần, kéo dài, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, tiêu lỏng

1. Chỉ xác: 10 gam
2. Rễ cây thược dược đỏ khô: 10 gam
3. Đào nhân 10 gam 
4. Rễ cây Qua lâu khô: 8 gam
5. Hồng hoa: 8 gam
6. Sinh địa: 16 gam
7. Đương quy toàn thân: 13 gam
Các vị tán nhỏ uống 12 gam/ngày chia làm hai lần.

Thuốc lau da dùng chung cho cả ba loại: Là hỗn hợp bột mịn được chế tạo bởi:

1. Bột Xà xàng.
2. Khô phàn

Tùy theo diện tích bị mụn. Hòa vào nước ấm mỗi lần từ 5 đến 7 gam. Lượng nước phải nhiều tới mức không nhìn rõ màu thuốc là được. Khi tắm xong phải lau khô người rồi dùng thuốc rửa còn ấm nóng chườm vào nơi bị mụn tạo cảm giác êm dịu rồi bôi thuốc trước khi đi ngủ.

Thuốc bôi là hỗn hợp của: Bột nghệ rừng + bột Long não + Bột Bạch linh

Hòa thuốc vào nước đun sôi để nguội còn chừng 40 độ C, lượng thuốc đậm đặc chỉ chấm một ít vào đầu mụn trứng cá không bôi thuốc tràn lan.

Thời gian điều trị bệnh trứng cá là khá dài đòi hỏi người bệnh phải kiên trì không nóng vội. Điều trị các loại thuốc của Việt y cổ truyền không được dùng các loại thuốc khác sẽ gây phản ứng thuốc, bệnh sẽ nặng thêm. Người bệnh dùng khoảng 4 liệu trình, mỗi liệu trình là 15 ngày. Bệnh bắt đầu thuyên giảm sau một tháng điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà quyết định thời gian điều trị.     

Trong quá trình điều trị bệnh nhân không nên ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao, tránh ăn nhiều mỡ động vật. Hạn chế uống rượu, cà phê. Kiêng ăn hồ tiêu, ớt và các chất kích thích khác.

Bệnh trứng cá là sự cố gặp phải ở tuổi dậy thì, ai cũng  mắc phải tuy nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc và sức mạnh cơ địa của mỗi người. Các bạn trẻ không nên quá lo lắng về dung nhan của mình khi đang gặp rắc rối với nó.

Bệnh không điều trị cũng tự khỏi nhưng thời gian bị chứng quấy rấy ít nhất là 15 năm. Nếu chữa trị thì lâu nhất là một năm sẽ hết mụn trứng cá hoàn toàn. Trứng cá tự nó không phải bệnh nguy hiểm, nhưng vết thương do trứng cá gây ra là tạo thêm một lối đưa vi trùng cùng các chất độc hại ở môi trường vào cơ thể. Đây chính là lý do khẩn thiết phải điều trị bệnh trứng cá. Các bạn nữ vì nóng lòng muốn trị bệnh trứng cá sạch ngay, đa phần lựa chọn cách chữa bằng sóng điện từ, cần lưu ý các bạn rằng bệnh trứng cá không phải là bệnh ngoài da thông thường, mọi biện pháp chữa trị bệnh ngoài da đều không có tác dụng với trứng cá đâu. Bạn nữ vì công việc phải tiếp xúc với nhiều người lạ bạn có thể thoa một làn phấn nhẹ đề che bọn trứng cá đi cũng được miễn loại phấn đó  bảo đảm vô trùng nhưng khi về đến nhà bạn phải tẩy trang ngay để cho bọn trứng cá nó thở nếu bắt bí nó quá lâu thì quậy phá của chúng rất khó lường đấy.

_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức