Tâm lý học trị liệu và Tư vấn cai nghiện

A. CAI NGHIỆN PHỤC  HỒI

I. Khái niệm về cai nghiện phục hồi

1. Các khái niệm về ma túy

1.1. Khái niệm chung:

Nghiện ma túy là quá trình sử dụng lập lại nhiều lần, một hay nhiều chất ma túy (tự nhiên, tổng hợp hoặc tân dược có chất ma túy) dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính ở người nghiện, làm họ lệ thuộc về thể chất và tinh thần vào chất đó. Người nghiện ma túy nếu ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hôi chứng cai.

* Sự lệ thuộc về thể chất và tinh thần ở người nghiện thể hiện;

a. Về thể chất: Đó là sự đòi hỏi và thích ứng của cơ thể đối với chất ma túy, phải sử dụng ma túy thường xuyên và ngày càng phát triển khả năng dung nạp thuốc (ngừng sử dụng ma túy). Hội chứng cai làm cho người nghiện rất khó chịu, thậm trí đau đớn vật vã về cơ thể.

b. Về tâm lý: Đó là y muốn khẩn thiết phải dùng ma túy để có được một cảm giác dễ chịu (khoan khoái, đê mê ...) hoặc để làm tan mộ cảm giác khó chịu nào đó (buồn chán, đau khổ ...) sử dụng ma túy thường xuyên, người nghiện dễ rơi vào trạng thái tâm lý luôn thè muốn, khát khao niềm khoái cảm hoặc xoa dịu nỗi daudo ma túy mang lại. Điều này rất khó quên, khó từ bỏ.

1.2. Khái niệm của tổ chức Daytop quốc tế (tổ chức áp dụng phương pháp cai nghiện phục hồi theo nguyên lý công đồng trị liệu)

Nghiện ma túy là trạng thái rối loạn toàn bộ cơ thể người nghiện, bao gồm sự rối loạn về tâm lý, rối loạn về tâm lý – nhận thức và rối loạn về hành vi. Nghiện là một triệu chứng chứ không phải bản chất của sự rối loạn nặng. Việc sử dụng ma túy thường xuyên là biểu hiện đặc trưng của trạng thái rối loạn ở cả 3 yếu tố nói trên.

* Sự rối loạn 3 yếu tố do nghiện ma túy biểu hiện cụ thể như sau:

a. Về trạng thái sinh lý:

- Biểu hiện của hội chứng cai (khi thiếu thuốc)
- Những rối loạn về thể chất (trên các hệ của cơ thể như hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục ...)
- Sự xuống cân.
- Sự phụ thuộc của cơ thể vào ma túy
- Những biến chứng về mặt y học (xuất hiện hoặc làm nặng thêm các bệnh cơ hội)

b. Về trang thái tâm lý – nhận thức:

- Cảm giác xấu hổ
- Mặc cảm tội lỗi
- Cảm giác bất an
- Tính khí co đơn, khép mình
- Tính tình bốc đồng
- Lẫn lộn các giá trị, sai lệch chuẩn mực
- Rối loạn động cơ , hành vi nhân cách
- Thiếu chịu đựng, ngại khó, ngại khổ
- Từ chối (ngại) giao tiếp xã hội

c. Về trạng thái hành vi:

- Lảng tránh, tự cô lập
- Chạy trốn thực tại
- Sử dụng các thủ đoạn, mánh khóe
- Thiếu kiên nhẫn
- Có hành vi phi đạo đức, vô văn hóa
- Có hành vi chống lại xã hội, vi phạm pháp luật
- Thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội
- Thái độ tiêu cực, bất chấp
- Kiêu căng, tự mãn
- Động cơ hành vi cai nghiện không đúng đắn, không tự nguyện tự giác.

Những hành vi tiêu cực trên đây thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, hành vi thái độ kiểu cách cảu người nghiện rất cụ thể, dễ nhìn nhận và đánh giá.

Qua trình nghiện ma túy thường trải qua các giai đoạn như sau:

Thử →  sử dụng nhiều hơn  → thường xuyên  →  lệ thuộc rối loạn cơ thể trên 3 yếu tố  →  suy sụp toàn diện.

2. Khái niệm về cai nghiện, phục hồi

Từ sơ đồ của quá trình nghiện trên đây, có thể thấy nghiện ma túy như một bệnh mãn tính, khó chữa, nhưng có thể chữa được nếu chúng ta sớm điều trị, phục hồi các rối loạn của cơ thể người nghiện để trở trạng thái ban đầu. Nói cách khác, quá trình cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy chính là quá trình xử lý, giải quyết sự rối loạn 3 yếu tố. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp đồng thời, đồng bộ những biện pháp (liệu pháp) khác nhau: từ y tế (cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe, điều trị các bệnh cơ hội) đến các biện pháp điều trị tổng hợp như giáo dục trị liệu, tâm lý trị liệu, lao động trị liệu, giải trí trị liệu ….đối với người nghiện.

Việc tiến hành tổng hợp các biện pháp trên cùng với các hoạt động trên cùng với các hoạt động tư vấn (tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm) hướng nghiệp dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, học tập, các hoạt động văn hóa, thể thao ... nằm trong một quy trình thống nhất của công tác cai nghiện, phục hồi.

Hoạt động cai nghiện, phục hồi có hiệu quả khi chúng ta làm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi của người nghiện.

3. Yếu tố cơ bản của quá trình cai nghiện, phục hồi

a. Yếu tố tự nguyện và quyết tâm cai nghiện của người nghiện:

Đây là yếu tố đầu tiên và có tính quyết định sự thành công (hay thất bại) của quá trình cai nghiện, phục hồi. Người nghiện tự nguyện, tự giác và quyết tâm cai nghiện, tham gia và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình kế hoạch điều trị phục hồi thì hiệu quả quá trình cai nghiện, phục hồi ngày càng cao và đảm bảo thành công.

b. Thời gian điều trị, phục hồi:

Trong quá trình cai nghiện, phục hồi, về điều trị các rối loạn về mặt sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi đòi hỏi thời gian dài (ít nhất 1-2 năm). Tốt nhất là toàn bộ các hoạt động của quy trình điều trị, phục hồi được tiến hành trong điều kiện tập trung các trung tâm cai nghiện .

c. Việc thực hiện quy trình điều trị - phục hồi :

Tuy mọi người nghiện đều có những rối loạn trên các mặt sinh lý, tâm lý nhận thức, hành vi, nhưng từng người có mức độ và sự hiểu biết khác nhau. Vì vậy, tuy quyy trình cai nghiện phục hồi là thống nhất chung với người được cai nghiện, nhưng mỗi người nghiện cần có một chương trình, kế hoạch điều trị, phục hồi của từng người nghiện khác nhau, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tình cai nghiện, phục hồi chung.

d. Sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 chủ thể: Người nghiện, trung tâm cai nghiện, gia đình và cộng đồng.

Kinh nghiện thực tế cho thấy tách rời hoạt động của trung tâm cai nghiện khỏi sự phối hợp, can thiệp của gia đình, người thân và cộng đồng thì hiệu quả công tác cai nghiện, phục hồi của các trung tâm cai nghiện kém hiệu quả. Kể cả khi đối tượng của trung tâm thì sự hợp tác với gia đình, cộng đòng là cần thiết, đặc biệt khi đối tượng trở về tái hòa nhập cộng đồng thì vai trò gia đình, người thân và cộng đồng là hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình cai nghiện, phục hồi cho người nghiện.

B. TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG MA TÚY

1. Đối với cá nhân người nghiện

Trong cơ thể bình thường, tuyến yên (tuyến nội tiết trong cơ thể) vẫn tiết ra một lượng endorphin mợt loại hoocmon có tác dụng làm giảm bớt cơn đau khi cơ thể bị đau đớn. Lúc đầu, khi mới dùng ma túy liều lượng thấp, người ta cảm thấy lâng lâng dễ chịu. Người đang đau thấy mất cảm giác đau đớn ... nên lầm tưởng ma túy chữa khỏi các bệnh. Một khi người ta đã nghiện ma túy thì tuyến yên tiết endorphin ngày càng ít và dần lệ thuộc hẳn vào ma túy. Để phục hồi chức năng này đòi hỏi phải có thời gian dài sau khi cai nghiện.

Ma túy khi bị lạm dụng sẽ gây rối loạn cho mọi hoạt động sinh hoạt, suy nhược cơ thể (tim bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, trí nhớ kém ...)

Thuốc gây nghiện:

+ Dạng ít hư hại niêm mạc vùng mũi
+ Dạng hút làm tổn thương đường hô hấp làm phổi suy yếu
+ Dạng chính dễ gây nhiễm trùng máu vì các chất bẩn pha trộn vào trong thuốc trích. Tiêm trích khi dùng ống trích sẽ gây mắc các bệnh lây lan qua đường máu như: sốt rét, viêm gan siêu vi, HIV/AIDS.

2. Đối với gia đình

Không có gia đình nào bình yên khi trong nhà có người nghiện ma túy. Sự xấu hổ đối với các mối quan hệ (bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng, xã hội …), và ngân sách gia đình ngày càng cạn kiệt.

3. Đối với xã hội

An toàn xã hội đứng trước nguy cơ bi kịch nhiễm bệnh HIV/AIDS, rối loạn an ninh trật tự, lây nhiễm cho thế hệ trẻ nhiều mầm bệnh xã hội rất nguy hiểm.

4. Đối với kinh tế

Tuổi nghiện thường tập trung ở độ tuổi thanh thiếu niên (15-25 tuổi) do đó sẽ mất đi một lực lượng lao động đáng kể

I. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ NƠI NGƯỜI BỆNH MA TÚY BIỂU HIỆN BÊN NGOÀI

1. Quá trình nghiện ma túy thường bao gồm 5 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Dùng ma túy thấy người lâng lâng dễ chịu, không có thì thấy nhạt nhẽo, thèm muốn.
+ Giai đoạn 2: Dùng ma túy trở thành nhu cầu, thiếu nó thì không chịu được, phải dùng mọi cách để có nó, kể cả phạm pháp.
+ Giai đoạn 3: Dùng ma túy với liều lượng ngày càng tăng
+ Giai đoạn 4: Cai ma túy, tái nghiện ... quá trình này diễn ra phức tạp làm cho người nghiện khốn khổ về mặt tinh thần, đau đớn về mặt thể xác, kiệt quệ về tài chính …
+ Giai đoạn 5: ở giai đoạn 4 mà không cai được sẽ chuyển sang thời kỳ nguy hiểm: khủng hoảng tinh thần trầm trọng, dễ dẫn đến hành vi thiếu lý trí, nguy hiểm.

2. Những biểu hiện của người nghiện ma túy

Các biểu hiện sinh lý đi kèm với biểu hiện tâm lý.

- Khi đói thuốc (hội chứng đau vật vã):

+ Sốt nhẹ, sợ nước, uể oải, đau nhức, ngáp vặt, chảy nước mắt sống, đồng tử giản nở.
+ Tính tình dễ cáu gắt, nhưng luôn tỏ thái độ thành khẩn, đầy thuyết phục, lại sẵn sàng hành động xấu, miễn là có tiền.
- Khi no thuốc:
+ Bị táo bón, tiểu gắt, mắt đỏ, đồng tử teo dần, thân nhiệt tăng ăn không đúng bữa, hay ăn vặt, uống nhiều nước, toàn thân như kim châm, nhẹ nhàng sảng khoái.
+ Thường hay nói nhiều, vui vể hoạt bát và thích âm thanh mạnh, xúc giác mạnh, mắt không mở hết hoặc nhắm hờ, không thích tiếng ồn, sẽ cáu gắt nếu bị quấy rầy. Nếu sử dụng các tân dược thì rất hung hãn, lao vào các cuộc chơi nguy hiểm, đốt da tay, rạch da chân, gây sự đánh nhau, đua xe ...
+ Xuất hiện những hành vi cô lập: cắt móng tay, nhổ râu, nặn mụn một cách không chủ động.

II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI TRƯỚC – TRONG – SAU CẮT CƠN NGHIỆN

1. Mục đích của nghiện cứu tâm lý người nghiện trong điều trị phục hồi

- Việc cắt cơn – cai nghiện ma túy là chống tái nghiện luôn gắn liền với hoạt động tâm lý trị liệu
- Tạo sự gắn kết giữa người tham gia điều trị với người nghiện – người được điều trị.
- Tạo ra một sự nhìn nhận thấu đáo về vấn đề của đương sự - hoặc đương sự có thể gặp phải.
- Là cơ sở để thực hiện tốt các kỹ năng: chấp nhận – lắng nghe, đồng cảm, tôn trọng ... phát huy tốt các nguồn lực của đương sự và những người chung quanh có ảnh hưởng đến đương sự.

2. Đặc tính tâm lý người nghiện trước – trong và sau khi cắt cơn nghiện

- Những mối quan hệ gia đình, cộng đồng (bạn bè) tác động đến nhân thân người nghiện.
- Nguyên nhân sâu xa của việc nghiện ngập. Sự lệ thuộc (ma túy) về mặt sinh học, tác động đến chuyển đổi nhận thức theo hướng bệnh hoạn, hình thành những nét chung về tâm lý của người nghiện.

2.1. Tâm lý người nghiện trước cai cắt cơn:

- Mặc cảm sự sa sút sai lệch của mình
- Mọi người nghiện đều muốn từ bỏ ma túy
- Không thể bỏ được vì ngoài sự lệ thuộc (ma túy) về cơ thể sinh học. Họ còn vô số bế tắc trước mắt. Càng bế tắc họ càng nghĩ đến ma túy, với họ khi đưa ma túy vào cơ thể giúp họ quên tất cả phiền muộn và trở nện lạc quan yêu đời hơn.
- Từ hai luồng suy nghĩ trên người nghiện thường ở trạng thái tâm lý:

+ Thiếu tự tin – đi đôi hành vi đối phó
+ Rất ngại, thậm trí sợ cơn đói ma túy – ít khi nói thật, tạo dựng cơ hội dễ có ma túy, đến với ma túy.
+ Không tin rằng có thể bỏ được ma túy. Không tin tưởng những người xung quanh hiểu rõ và cảm thông người nghiện. Ngờ vực, tránh né những người xung quanh.
+ Luôn xuất hiện 2 suy nghĩ mâu thuẫn nhau: Bỏ ma túy, nhưng sợ thiếu nó, sợ hụt hẫng nó, rồi buồn chán, và sử dụng lại ma túy, (minh họa hình ảnh người nghiện lừa gạt người thân trên đường đi cai).
+ Tóm lại, trước giai đoạn cắt cơn người nghiện trong trạng thái tâm lý bất ổn, tư duy không tập chung, dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng.

2.2. Tâm lý người nghiện trong giai đoạn cắt cơn:

- Những ngày đầu cắt cơn là giai đoạn vượt qua nỗi đau thể xác và tâm hồn rất lớn, có thể quá mức chịu đựng, nếu trước đó họ gặp chấn động tinh thần, tùy thuộc loại ma túy và thời gian nghiện ma túy (thường trên 3 năm/ ngày 3-4 cữ) sẽ trở thành sự cộng hưởng đáng chú ý.
- Mệt mỏi rệt rã, bất cần – dễ bộc phát tiêu cực.
- Về đêm, là một sự trống vắng đáng ngại họ sẽ có cơ hội nghĩ về ngày tháng bình yên của họ, so sánh được – mất, cuối cùng là thực trạng tồi tệ dẫn đến tư tưởng buông xuôi phó mặc.
- Sức khỏe ổn định, tinh thần phục hồi
- Tự tin hơn – có thể tự mãn, tự cao nếu đã qua cắt cơn cai nghiện đôi lần
- Chủ quan, vội vã khẳng định mình.
- Cố gắng chạy trốn sự thật đó là sự thèm nhớ ma túy khủng khiếp.

2.3. Tâm lý người nghiện sau khi cắt cơn:

- Sức khỏe được phục hồi đáng kể sau khi được cắt cơn nghiện, hưng phấn.
- Vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong chính bản thân họ: ham muốn cuộc sống tử tế, ổn định hơn nhưng cũng là lúc cảm giác dễ đến với ma túy.
- Tự tin, chủ quan dẫn đến mất cảm giác, thậm trí xe thường hội chứng đói ma túy (vật vã)
- Lạc quan giả để xây dựng lòng tin với người thân .
- Nôn nóng tìm khoái lạc với ma túy, dễ ngộ nhận.
- Tự mãn, công thần với người thân – xây dựng tương lai yêu sách.

3. Phương pháp tiếp cận người nghiện

- Bảo đảm những nguyên tắc chung của tiếp xúc thăm gặp, tư vấn.
- Những điều kiện thuận lợi để có thông tin chính xác
- Những giới hạn cần thiết lập
- Những mục tiêu cần xác định rõ, cùng bước đi phù hợp.
- Cần nắm rõ tâm lý người nghiện luôn dao động, mâu thuẫn, mệt mỏi, thụ động. Tuy nhiên còn yếu tố tích cực đó là họ vẫn còn ham muốn có cuộc sống ổn định, không lệ thuộc ma túy.

CÁCH PHÁT HIỆN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

1.  Các bậc phụ huynh cầm nắm vững các biểu hiện của người nghiện ma túy

a. Mới nghiện, nghiện theo chu kỳ hàng tuần 1-2 lần

- Sắc diện vẫn bình thường, nhu cầu tiền bạc, thời gian đi lại không bức bách.
- Thường sử dụng vào tối thứ 6,7, chủ nhật trong tuần.
- Nhóm bạn là nhóm thường tụ tập tại các tụ điểm karaoke, xem đua xe, cá độ bia, bóng đá, quán bar.
- Thời gian về nhà sau 2-3 giờ, có thể ngủ qua đêm ở đâu đó (khách sạn, nhà bạn không có người lớn ở nhà ...)
- Sáng hôm sau không thể dạy sớm được, nếu ngủ ở nhà thường lục đục góc học tập, phòng ngủ, nằm mơ màng hoặc làm một việc không có chỉ định, đọc sách báo không thấy sang trang, hút thuốc lá không buồn gạt tàn, tàn thuốc vương vãi trong phòng, sáng dạy thường vào nhà vệ sinh rất lâu do táo bón, tiểu gắt.
- Mới hút (heroin) thường bị đắng miệng, nên có hành vi đánh răng, cạo lưỡi khác thường (chỉ khoảng 4-5 lần thành hói quen)
- Thường bị nấc cục, uống nhiều nước trong vòng 30 phút sau khi sử dụng ma túy.
- Chưa có cảm giác sợ nước do đi chơi về khuya, phần để cảm nhận cảm giác ma túy, một phần bắt đầu quen với nếp sống buông thả, ít quan tâm đến vệ sinh cá nhân.
- Chưa có dấu hiệu sút cân bởi vẫn ăn uống chỉ khác giờ ăn uống không theo nề nếp gia đình và ăn vặt (bánh ngọt, trái cây )

b. Khi nghiện ma túy thực thụ:

Vẫn có những dấu hiệu  nêu trên, những biểu hiện sự rối loạn cơ thể dễ nhận biết hơn, tâm lý khủng hoảng rõ hơn , chí nhớ sa sút rõ nét hơn, có thể thấy như sau:
- Vượt qua khỏi sự quản lý về thời gian và có nhu cầu hẳn hoi (như trốn học, nhiều lý do tách ra khỏi ra đình, nơi làm việc).
- Có nhiều lý do xem ra rất cần thiết để cung cấp tiền bạc. Có thể không có biểu hiện này thì nhất định có quan hệ với bon tội phạm hoặc hành vi phạm pháp.
- Không giải thích được làm gì, với ai, ở đâu trong sử dụng thời gian và vì sao sa sút trong học tập, thiếu chính xác trong việc thường ngày được giao, thỉnh thoảng bị tai nạn nhẹ do không làm chủ được hành vi khi say ma túy, thường sảy ra tai nạn giao thông.
- Xuất hiện một vài cố tật như: Thường xuyên cắn móng tay, rái tai, cạo mặt nhổ râu, nặn mụn đến đỏ bầm, nói lăng huyên thuyên, nếu có cơ hôi giúp việc nhà thì làm rất hăng hái nhưng làm không hiệu quả, thậm trí đổ vỡ, hư hỏng.
- Biểu hiện rối loạn nhu động ruột, hệ bài tiết, ăn uống thất thường, uống nhiều hơn ăn và táo bón, tiểu gắt mồ hôi nặng mùi.
- Khi đến chu kỳ (cữ) sử dụng ma túy, thường ngáp vặt, chảy nước mắt, có thể bị sốt, gương mặt đờ đẫn, nhìn kỹ đồng tử giãn nở hay rùng mình, nổi da gà, sợ nước.

c. Một số biểu hiện riêng biệt ở từng loại ma túy khi sử dụng:

- Cần sa (còn gọi là bồ đà): Khi no thuốc thích âm thanh mạnh, nghe nhạc càng ngày càng mạnh, họ càng cảm thấy có màu sắc rực rỡ, có khi họ thấy sự hãi hùng ập đến, nên thường hay cười, khóc một cách vô cớ, Cần sa làm tăng thân nhiệt nên mắt đỏ, khát nước phải uống nước nhiều.
- Với tân dược gây nghiện: Lại thích xúc giác mạnh nên dễ bị khiêu khích, đánh nhau, đua xe, nếu không thì tự rạch tay chân, châm thuốc lá trên da tay.
- Với các loại ma túy hóa học Ecstasy (thuốc lắc) thích âm thanh mạnh kèm sự cộng hưởng, tạo sự co giật cơ bắp toàn thân.
- Với thuốc phiện: Loại thích sự yên lặng riêng biệt, nếu nghe nhạc thường là nhạc nhẹ và không thích chung đụng với ai hay phản ứng gay gắt khi có lời khuyên nhủ, phê phán.
- Với hêroin: Có sự lựa chọn không gian để sử dụng ma túy, phổ biến là phòng hát karaoke bình dân, khá hơn là vào quán bar, rượu, vũ trường nhưng chỉ thích âm thanh vừa phải và nhóm bạn không quá đông (thường 2-4 người)

d. Những đặc điểm chung của người nghiện:

- Tâm lý luôn khủng hoảng (sợ thiếu ma túy, sợ bị bắt)
- Mặc cảm tội lỗi, bị bế tắc cũng là yếu tố đẩy người nghiện gia tăng sự khủng hoảng nội tâm và luôn tìm hướng giải tỏa các khủng hoảng này mà ma túy là phương cách duy nhất được chọn lấy. Tâm trạng khủng hoảng do quá trình nghiện ngập tiếp xúc với giới sa đọa nặng, nên mọi nề nếp tốt đẹp trước đây bị đảo lộn, thậm chí tồi tệ hơn, nhất là ngôn ngữ cử điệu rất khó chấp nhận.
- Sinh lý: Ngoài rối loạn một số chức năng cơ quan nói trên, người nghiện luôn phải thỏa mãn nhu cầu ma túy là nhu cầu ưu tiên tuyệt đối với liều lượng ngày một tăng, tuy vậy cũng có một số ít người biết kiềm chế được trước sự đe dọa lây nhiễm HIV/AIDS (nên không có nghĩa chỉ hút heroin là nghiện nhẹ. Mà nặng hay nhẹ tùy vào liều lượng, số lần sử dụng trong ngày, thời giá hiện nay nếu 3 cữ/ ngày/ 25.000 – 1 cữ là nặng rồi)
- Không thiết tha với tình yêu, tình dục, nhưng sẵn sàng tìm một bạn khác giới để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, trấn an gia đình.

2. Khi đủ cơ sở xác định các em nghiện ma túy thì các bậc phụ huynh phải làm gì

Đây là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm cảm tế nhị và rất phức tạp, nó là thực trạng cảu hàng vạn gia đình.
Không ít phụ huynh lo lắng mộ cách thái quá rồi tự đưa mình vào trạng thái khủng hoảng, ngã gục trước con em mình sa ngã, làm cho tình hình trở lên phức tạp hơn vì sự thoái hóa, cực đoan của phu huynh qua việc ứng xử của các em.

3. Nên phải xác định như thế nào là nghiện ma túy

Ở đây không định nghĩa sự nghiện ngập ma túy mà chỉ nêu các biểu hiện đặc thù của một vài vấn đề xã hội ảnh hưởng, đến sự phát triển bền vững của thanh thiếu niên nhằm giúp các bậc phụ huynh tránh ngộ nhận đáng tiếc.
Nghiện ma túy là biểu hiện cuối cùng của chuỗi dài sa sút, lệch lạc từ nhận thức ở lứa tuổi thanh thiếu niên, bồng bột trong tình dục, hẫng hụt trong học tập, bi quan, bế tắc trong con đường vươn lên. Thường do khoảng cách giữa cha mẹ, con cái quá xa, từ đó trở lên rụt rè trước thầy cô, tự ti mặc cảm với các bạn học tập ổn định. Tất cả các yếu tố trên không đến cùng một lúc nhưng mà nó tác động dẫn dắt nhau đưa các em chìm đắm nhanh chóng trên con thuyền đi nước ngược. Hiệu quả là mất căn bản trong học tập, mà ta thường động viên các em “sự học như con thuyền đi nước ngược, không tiến ắt phải lùi”!

- Nhu cầu rất đời thường và hồn nhiên của các em đó là học và chơi, nó như hai cái phao để hỗ trợ phát triển trí lực và thể lực, khi vỡ hết một phao trong việc học tập, tất các em phải bám vào chiếc phao còn lại. Đây chính là mấu chốt, nguyên nhân của vấn đề.

- Thanh thiếu niên đến với ma túy và nghiện phải chấp nhận dung nạp một môi trường đầy phức tạp, và phải "dấn thân" vào cuộc chơi đầy mạo hiểm. Các loại ma túy đều nhạy cảm và phản ứng rất nhanh với cơ thể con người, ngay lần đầu sử dụng đã nôn ói, chóng mặt, đắng miệng, nhức đầu ... do vậy mà phụ huynh có nhiều cơ hội nhận biết, để ngăn chặn ma túy đe dọa các con em mình trước khi qua muộn.

- Phụ huynh, quý thầy cô nên lưu ý một vài hiện tượng sa đây có thể nhầm lẫn biểu hiện của “phê” ma túy

+ Trẻ có thể ngủ gục, ngáp trong lớp thường xuyên, lúc này chữ viết không đúng, không thẳng hàng. Việc này thường gặp nơi người nghiện nhưng phải có những biểu hiện kèm theo như rùng mình, nổi da gà, uốn mình mẩy, và họ chỉ viết được vài hàng trong quyển vở, còn lại là giấy trắng bị cong góc, nhàu nát. Các em bình thường, có thể do học bài khuya hoặc sinh hoạt Đoàn, Đội, công chuyện gia đình nên cũng ngủ gật, ngáp vặt đôi phút các em lấy lại sự tỉnh táo và tập vở vẫn ghi chép đầy đủ ngăn nắp.

+ Trẻ thường thích ăn vặt ... do đó, người nghiện cũng vậy nhưng trước đó họ không có thói quen ăn vặt, hay xuất hiện vì một nguyên nhân sử dụng ma túy những lần đầu tạo cảm giác đắng miệng, tâm lý lo âu ... nét mặt trẻ bình thường khác người nghiện ở chỗ vẻ hồn nhiên với đôi mắt sáng, người nghiện thì đôi mắt mơ màng, đồng tử teo trong mắt như luôn có nước mắt, gương mặt luôn ở trạng thái lơ mơ, khi trao đổi thiếu tự tin, giải quyết sự việc không dứt khoát và không tập chung vào việc chính (học tập, làm việc, hay quên)

+ Nên tạo cơ hội cho trẻ tham gia, trao đổi với phu huynh, thầy cô, khi có nghi ngờ về ma túy, nếu cần phải xét nghiệm nước tiểu, máu. Hãy biết làm cách nào để trẻ tự nguyện, và nên kiểm tra các biểu hiện đặc trưng của người nghiện trước áp dụng biện pháp này bởi lẽ cần tránh gây tổn thương lòng trung thực, tính tự trọng ở trẻ.

III. TỔ CHỨC CHỮA TRỊ CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

Đây là công việc mang tính bức bách

Để hiệu quả cần phải có một quy chế phù hợp cho từng loại đối tượng nghiện, ngoài việc vận dụng các văn bản pháp luật, cần phải tính đến một phương pháp khoa học, thực tế được áp dụng tại Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Đến nay, có thể nói pháp luật khá đủ, khi phí Nhà nước dành khá nhiều. Tuy vậy, luật không thể hướng chi tiết, cần vận dụng các kinh nghiệm trong quản lý chữa trị ở từng vùng trên lãnh thổ , trong đó vấn đề chữa tri nghiện ma túy mang đặc thù tâm – sinh lý – nhân thân – quan hệ, các yếu tố này có tác động trực tiếp đến hiệu quả chữa trị.

Công chức tác nghiệp ngoài nghiệp vụ được trang bị phải có tấm lòng và đặc biệt là khả năng đón đầu với người bệnh trên tinh thần xã hội hóa công việc chữa trị bởi người bệnh và thân nhân họ có quan hệ hữu cơ với nhà điều trị.

C. SỰ NGHIỆN NGẬP VÀ TÁI NGHIỆN

Sự nghiện ngập và tái nghiện thường tập chung vào 4 loại tác nhân: Bản thân – gia đình – nhóm bạn và môi trường sống.
Sự cai nghiện thường xẩy ra tức thời đối với những  người quá đam mê từ trong tiềm thức và sự nghiện ngập đã ăn sâu vào tiềm thức hoặc nếu có tái nghiện sau vài tháng thường gặp các trường hợp sau:

1. Với bản thân:

- Bản thân còn đam mê
- Chưa bị ma túy hành hạ nhục nhã
- Còn ỷ lại vào gia đình
- Không có công ăn việc làm.
- Không đặt kế hoạch và có chương trình chống tái nghiện.

2. Với nhóm bạn: Bạn bè còn nghiện – Lôi kéo – ép buộc

3. Với gia đình: Thường rơi vào các loại gia đình sau

- Các gia đình có tham vọng cá nhân như quyền chức, làm giàu, danh tiếng bỏ mặc con cái .
- Gia đình trải qua thiên tai, phá sản
- Gia đình không toàn vẹn: mồ côi cha hoặc cả cha lẫn mẹ không có điều kiện nuôi dưỡng .
- Các gia đình quá nghèo hoặc sống nhờ vào trợ cấp của người khác.
- Các gia đình bệnh hoạn, có cha mẹ hoặc người thân nghiện ma túy, cờ bạc, tâm thần, loạn luân….
- Gia đình quá chiều chuộng con cái.

4. Với môi trường:

- Luôn bị nghi ngờ, dòm ngó
- Không có sự hỗ trợ giúp đỡ của hàng xóm, chính quyền.
- Môi trường xung quanh xấu: nghiện ngập, cờ bạc ... buôn bán ma túy.

D. CHUẨN BỊ HỘI NHẬP XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

I. NGƯỜI NGHIỆN

Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp, khi thâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây tác dụng làm thay  đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng người sử dụng. Nếu dùng lập đi lập lại nhiều lần sẽ làm cho người sử dụng bị lệ thuộc vào nó, khi đó sẽ gây tổn thương cho cá nhân người sử dụng và cộng đồng.
Người nghiện ma túy là người thường xuyên sử dụng đến mức lệ thuộc vào các chất gây nghiện (gọi chung là ma túy: thuốc phiện, heroin, cocain, cần sa ... hoặc lạm dụng các loại Tân dược có tính chất gây nghiện: morphin, dolargan, seduxen …) có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được. Khi không dùng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai thuốc.

Đó là sự lệ thuộc vào thuốc (một hoặc nhiều chất từ ngoài đưa vào) không thuộc phạm trù bản thân, dẫn đến việc người nghiện sẽ có sự thay đổi nhân cách và hành vi khác trước theo một chiều hướng xấu, rất mãnh liệt và không thể cưỡng lại được.

Về mặt tâm lý trước khi nghiện phần lớn đối tượng có ‘’khoảng trống’’ trong đời sống tâm lý, tính tò mò thích tình cảm giác lạ, sức ép của nhóm bạn, nhu cầu khám phá về mình và sự thất bại trong học tập, tình yêu, nghề nghiệp. Trong đó cái nguy hiểm nhất là do sự xúi giục, hiểu sai lệch về ma túy nên đã sử dụng ma túy như một sự kích thích, “sáng tạo mới”, làm tăng thêm sự ham muốn tình dục ... thật ra, tất cả những cảm giác đó chỉ là cảm giác giả tạo.

Tuổi trẻ là thời kỳ tâm lý biến động rất phức tạp và khốc liệt sự chuyển đổi tâm lý vừa muốn là người lớn lại vừa chỉ là trẻ con chính sự bất ổn đó là “cửa ngõ” cho ma túy tấn công vào.

II. GIA ĐÌNH

1. Điều tra tại một trung tâm cho thấy

Điều này cho thấy xu hướng mua ma túy về nhà sử dụng hoặc đến các nơi giá trị có tính cách "hưởng thụ cá nhân" như quán cà phê, bida máy lạnh, karaoke ... để sử dụng ngày càng phổ biến, các động, ổ chi là nơi “phân phối” nhanh.

Hoàn cảnh gia đình cũng là một trong những yếu tố dẫn đến việc sử dụng ma túy.

- Gia đình có nhiềm tham vọng cá nhân như: quyền chức, sự giàu có, danh tiếng ... nên không có thời gian chăm sóc con cái.
- Gia đình trải qua tai họa bất ngờ (hỏa hoạn, thiên tai, cướp bóc ...)
- Gia đình có nhiều bất hòa, luôn có những xung đột về kinh tế, tình cảm hoặc cha mẹ ly thân, ly hôn.
- Gia đình không toàn vẹn. Mồ hôi cha mẹ, gia đình không có điều kiện nuôi dưỡng.
- Gia đình quá nghèo hoặc sống bằng nguồn trợ cấp
- Gia đình có người nghiện ngập, cờ bạc, loạn luân
- Gia đình nuôi chiều quá mức, cho nhiều tiền sắm những phương tiện đắt tiền.

Không phải chỉ có 7 loại gia đình nêu trên mới là những dạng gia đình có “người nghiện“. Hiện nay, một số gia đình thuộc dạng “gương mẫu“: cha mẹ đều là công chức nhà nước, là công nhân gương mẫu, chúng tôi cho đây là dạng gia đình thứ 8, dạng mới xuất hiện cũng có “người nghiện“. Do sự tuân thủ giờ giấc sáng đi chiều về của người công chức, mối quan tâm đến con cái không nhiều do sự căng thẳng của một ngày làm việc, nên không có gi ngạc nhiên khi ma túy xâm nhập vào những gia đình này. Mặt khác, ma túy – nhất là heroin được mua bán quá dễ dàng nên các em có thể mua về nhà sử dụng mà cha mẹ vẫn không hề biết. Những gia đình trên cũng là một trong những yếu tố làm cho người nghiện sau khi trở về dễ dàng tái nghiện.

2. Cách đối sử với gia đình

Khi phát hiện con em mình bị nghiện ma túy và tái nghiện, để có thái độ đúng trong việc ngăn ngừa và chữ trị tốt, chúng ta cần quan sát tiến trình nghiện ngập và tái nghiện của một số người mà tùy theo đối tượng để xử lý:

Thường có 2 nhóm dấu hiệu:

a. Các hoàn cảnh, nguy cơ dẫn đến nghiện và tái nghiện:

- Thay đổi giờ giấc sinh hoạt một cách thất thường hay vắng nhà vì những lý do không chính đáng.
- Thích tụ tập, đàn đúm kết thân với những người bạn khả nghi có dùng ma túy.
- Bắt đầu tập tành hành vi xấu, “làm người hùng“, đua xe chơi bời hư hỏng, buông thả, hút thuốc, uống rượu bia,

b. Các dấu hiệu đã nghiện ma túy:

- Rời bỏ nhà theo một giờ nhất định, tìm mọi lý lẽ để có được tự do hơn trong giờ giấc sinh hoạt.
- Học lực sa sút, kém tập chung, thờ ơ với việc chung quanh, đi đến trốn học và bỏ học sau đó.
- Thay đổi đổi hành vi có lúc hưng phấn, nói cười luyên thuyên, có lúc ủ rũ, uể oải ngáp vặt, ít tiếp xúc với người thân, lười tắm rửa ...
- Thay đổi nhóm bạn: từ nhóm tốt chuyển sang nhóm xấu, cá biệt, hư hỏng ...
- Có dấu kim chích, có dấu thuốc lá ở chân tay
- Ăn cắp vặt, nhu cầu tiền bạc tăng lên rõ rệt.
- Sức khỏe sa sút thấy rõ, thường xuyên bỏ nhà đi nhiều hơn.

c. Cách giải quyết:

Khi gia đình phát hiện con em mình nghiện và người nghiện biết rằng không thể dấu gia đình được nữa thì thái độ 2 bên như thế nào?
- Thường chỉ có 2 thái độ khác nhau đối với những thành viên trong gia đình.
- Khủng hoảng, âu sầu, khóc lóc, bế tắc, năn nỉ.
- Nóng giận, đập phá đuổi con em đi khỏi nhà đi đến nôn nóng ép buộc con em mình phải đi cai nghiện bằng bất cứ giá nào.
- Phản ứng của người nghiện thì: tránh né, lần nữa không chịu đi cai nghiện.
Tất cả các thái độ trên sẽ dẫn đến một cuộc xung đột làm tan nát cả một gia đình, có khi đi đến mức độ “một còn một mất”
Các thái độ trên đều chưa đúng?
Trước hết, tất cả các thành viên trong gia đình phải hết sức bình tĩnh và cơn khủng hoảng và chống tái nghiện.
- Để lại nhà thờ các nhà tư vấn tìm cách giúp đỡ con em mình vượt qua cơn khủng hoảng và chống tái nghiện.
- Hay đã đến lúc cưỡng chế cho các trung tâm cai nghiện.

III. QUẢN LÝ PHÒNG NGỪA NGHIỆN VÀ CHỐNG TÁI NGHIỆN TRONG GIA ĐÌNH

Vì tuổi trẻ chưa thành niên đầy rẫy khủng hoảng, tâm lý xác trộn, những hụt hẫng và mâu thuẫn cho nên cần khéo léo tiếp nhận thường xuyên, cần thương yêu, sự an ủi và hướng dẫn tạo điều kiện và cơ hội cho họ hòa nhập lại với sinh hoạt gia đình.

- Không chỉ bằng lời khuyên mà bằng việc làm, việc học tập, việc vui chơi giải trí thật cụ thể theo một chương trình cả 2 bên cùng nhất trí và cần phù hợp với hoàn cảnh năng lực, sở thích hiện tại của người nghiện hoặc có hiện tượng nghiện.

- Xin đừng vội lên án truy cứu họ. Lúc này họ rất cần hơi ấm của những người xung quanh, giúp họ hướng đi, chuẩn bị cho ngày mai.
 Một chương trình cai nghiện tại nhà hoặc chống tái nghiện cần thiết phải có và thực hiện được những mục tiêu sau đây (gọi là 6 quản lý)

+ Quản lý nhu cầu – nhất là tiền bạc.
+ Quản lý về bạn bè
+ Quản lý về thời gian: đi lại, giải trí.
+ Quản lý về lao động: việc làm, việc học.
+ Quản lý về sức khỏe
+ Quản lý về thái độ: Tâm tư, tình cảm

Tất cả những động thái quản lý trên phải hết sức nhẹ nhàng, tế nhị và tất cả những nghi ngờ bằng lời hoặc không bằng lời, kiểm soát một cách thái quá thì cũng làm cho người nghiện bị sốc, tự ái và lập tức họ sẽ bị bế tắc và sẽ bộc phát trở lại.

Với sự thống nhất và tình cảm của các thành viên trong gia đình giúp người nghiện vượt qua cơn đau và thoát khỏi nghiện và chống tái nghiện bằng nỗ lực của chính mình.

E. DIỄN BIẾN RỐI LOẠN TÂM – SINH LÝ CỦA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRONG VÀ SAU CAI

Những cuộc nghiên cứu sâu rộng và dài ngày trên những người lạm dụng ma túy cho thấy những rối loạn tâm – sinh lý của họ rất đa dạng và sự hồi phục của họ cũng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ngoại trừ những trường hợp tâm – sinh lý bất thường kéo dài, hoặc họ đã bị tổn thương vĩnh viễn trong bộ não, người lạm dụng ma túy khi và sau khi cai thường trải qua những giai đoạn hồi phục tâm – sinh lý như sau:

1. GIAI ĐOẠN CẮT CƠN: Khoảng từ 1 đến 15 ngày.

• Mệt mỏi rã rời
• Mất ngủ nhức đầu.
• Cáu gắt, chán nản.
• Khả năng tập chung tư tưởng rất kém.
• Cảm giác uể oải, tâm trạng thờ ơ
• Hay có những giấc mơ hãi hùng lúc đêm ngủ.
• Thèm muốn ma túy
• Tinh thần xuống cấp, không muốn tiếp tục điều trị

2. GIAI ĐOẠN PHẤN KHÍCH: Khoảng từ 16 đến 40 ngày (từ ½ - 1 tháng rưỡi)

Khi giai đoạn đầu qua đi, học viên tới một giai đoạn hưng phấn cao độ, biểu hiện ở những triệu chứng sau:

• Ăn được, ngủ được, cảm giác nhẹ nhàng bay bổng trên mây hồng.
• Lạc quan quá sức, cho rằng việc gì trên đời mình cũng có thể giai quyết đươc.
• Tự tin cao độ, cho rằng mình có thể làm chủ được việc sử dụng ma túy, đã bỏ không có gì khó khăn.
• Từ sự lạc quan trên, học viên ngộ nhận về bản thân mình.
• Giai đoạn hưng phấn giả tạo này sớm chấm dứt, sau đó học viên suy sụp nhanh chóng, bước vào giai đoạn sau:

3. GIAI ĐOẠN TIÊU CỰC: Khoảng từ 46 đến 120 ngày (từ 1,5 tháng – 4 tháng)

Những đặc điểm tâm lý của giai đoạn là sự bế tắc trong suy nghĩ, tư tưởng thường hay mâu thuẫn.

- Ao ước sử dụng ma túy, nhất là khi gặp dụng cụ kim ống, bạn nghiện cũ.

+ Từ chối chấp nhận thực tại của mình tại trung tâm, không muốn tiếp tục cai nghiện. Bởi tư tưởng này, 35% số bệnh nhân có khuynh hướng bỏ dở điều trị, nếu có điều kiện trốn.
+ Buồn chán, muốn tự sát mặc dù ngay trước đó có thể nghĩ rằng cuộc đời rất đẹp đẽ.
+ Tuy nội tâm như vậy, thể lực lại bắt đầu hồi phục, ăn ngủ được, bắt đầu kết bạn, và cũng biết săn sóc mình.
+ Ít khi có được sự thật thà khi nói về nhà mình và những gì liên quan tới mình.
+ Nguy cơ tái nghiện ở giai đoạn này rất cao.

4. GIAI ĐOẠN ĐIỀU CHỈNH: Khoảng từ 121 đến 180 ngày (4 tháng – 6 tháng)

• Trong giai đoạn này tâm lý của bệnh nhân tuy có khuynh hướng trở về bình thường, song vẫn còn đầy mâu thuẫn, không nhất quán,
• Một số bệnh nhân tự hỏi tại sao mình lại dại dột sử dụng ma túy, nhưng một số khác lại mất đi quyết tâm cai nghiện, hoặc “hôm nay quyết tâm mai lại quyết bỏ”
• Một số vui tươi trở lại, một số tiếp tục buồn chán, sống co rút cô đơn hoặc buồn vui lẫn lộn thất thường.
• Một số bắt đầu cộng tác với chương trình điều trị, song một số khác từ chối giúp cai nghiện, hoặc lưỡng lự chưa quyết.

5. GIAI ĐOẠN GIẢI QUYẾT: Trên 6 tháng

Đặc điểm của thời kỳ này là.

• Mâu thuẫn nội tâm giữa những điều học được và cám dỗ của các yếu tố nguy cơ:
• Một số khác hành vi không bình thường. Uống rượu, tình dục bừa bãi ...
• Điều tóm lại là, ngay cả khi bệnh nhân chưa tái nghiện, họ cũng cần được giúp đỡ và giám sát trong thời gian dài.
Từ tình trạng nghiện chuyển đổi thành một người bình thường, người nghiện trải qua qua một tiến trình chậm chạp.

F. TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ CHO GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

1. Hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế

Người nghiện ma túy thuộc thành phần nghèo khó thường cha mẹ ít quan tâm đến việc điều trị cho con cái. Họ giao phó tất cả cho Nhà Nước, hoặc các trung tâm cai nghiện và dễ dàng bỏ điều trị ngay khi con cái họ có yêu cầu.

Trong trường hợp này cần giải thích với gia đình người nghiện về những tác hại và lợi ích của việc cai nghiện nhằm mục đích lôi kéo sự tham gia của gia đình vào việc điều trị. Gia đình phải thường xuyên thông báo tiến trình điều trị của đối tượng nhằm kích thích sự quan tâm của gia đình đối với con cái

Nếu có điều kiện, kêu gọi sự hỗ trợ của xã hội giúp đỡ họ bằng những biện pháp cụ thể, để họ có thể tiếp tục thực hiện những yêu cầu điều trị.

2. Thái độ cha mẹ đối với con cái nghiện ma túy

Một số gia đình khi biết con cái nghiện ma túy có cảm giác bất lực, xấu hổ, thất bại, thiếu bổn phận và rất ngại để lộ vấn đề này ra ngoài gia đình. Vì những suy nghĩ này mà cha mẹ không có hành động thích hợp bằng cách cho con cái họ điều trị tại gia đình thay vì đến các trung tâm cai nghiện.
Trong trường hợp này, công tác tư vấn cho các bậc phụ huynh hiểu rõ tác hại và hậu quả của việc sử dụng ma túy, nếu để tình trạng nghiện ngập của con em họ kéo dài sẽ càng thêm tác hại và càng làm gia đình họ thêm tan nát.

3. Tâm bệnh lý của cha mẹ

Các đối tượng nào có cha hay mẹ mắc một bệnh tâm trí, thường có khuynh hướng sử dụng ma túy nhiều hơn người khác (Choquet và ctv 1999). Trường hợp cha mẹ bị trầm nhược thì có nguy cơ dễ sử dụng các chất ma túy.

4. Sự đổ vỡ gia đình

Sự phân ly gia đình do chết, ly thân hay ly dị là một nhân tố nguy cơ của lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên.
Một số đối tượng nghiện ma túy vì những tổn thương tình cảm phát sinh từ gia đình, do đổ vỡ của cha mẹ. Việc cha mẹ chia tay thường đi kèm với những bất hòa, xích mích.
Một trong những hậu quả của gia đình tan vỡ là sự buông lỏng kỷ luật trong gia đình, khiến cho trẻ vượt ra ngoài quản lý của cha mẹ.
Có những trường hợp đối tượng đã sử dụng ma túy như một nỗ lực nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân của cha mẹ bằng cách nghiện để buộc cha mẹ thôi bất hòa và quan tâm đến đối tượng hơn.
Ảnh hưởng của việc gia đình tan vỡ đối với vấn đề lạm dụng ma túy của đối tượng phải được giải quyết trong quá trình điều trị. Nhân viên tư vấn cố gắng giúp đối tượng chấp nhận vấn đề và phải trang bị cho đối tượng những tư tường ổn định khi rời trung tâm về sống với một trong hai người.
Việc sử dụng ma túy gặp 2 lần nhiều hơn trong các gia đình bị tan vỡ (laselbaum và ctv.1984). Các gia đình bị tan vỡ có số người sử dụng ma túy nhiều hơn các gia đình có hạnh phúc.

5. Gia đình không hòa thuận

Sự bất hòa của gia đình liên quan đến việc dùng ma túy ở tuổi thanh thiếu niên. Nalier và ctv (1981) thấy có sự quan hệ không tốt giữa cha mẹ càng làm tăng tần số sử dụng ma túy. Cha mẹ cãi nhau thường xuyên khiến con cái sử dụng ma túy hơn.
- Một người nghiện ma túy gây nên những đổ nát trong gia đình. Sau bao năm cố gắng chung sống và chịu đựng với người nghiện, gia đình luôn sống trong tình trạng bất hòa, xáo trộn nhiều mặt.
- Nếu gia đình trước đó đã gặp nhiều khó khăn, tình trạng nghiện của đối tượng làm cho gia đình càng trở nên tồi tệ hơn.
- Một gia đình bất hòa sẽ khó lòng nhất trí với trung tâm về biện pháp cai nghiện cho đối tượng. Các thành viên quan trọng trong gia đình này thường có những quyết định mâu thuẫn nhau làm cho chương trình điều trị bị phá hoại, không thể thực hiện được. Trong một số trường hợp khác, người nghiện bị giằng co giữa các thế lực trong gia đình và họ thường lợi dụng khe hở này để  bỏ dở điều trị.

6. Với gia đình này, nhân viên tư vấn phải

- Thông qua người nghiện, người điều trị phải nắm được một cách sâu sắc động cơ gây ra bất hòa trong gia đình họ. Vấn đề sau đó là giúp đỡ đối tượng thoát ra khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh từ phía gia đình không ổn định của học viên.
- Tìm gia người nào có ảnh hưởng lớn nhất trong gia đình, hướng họ đến cộng tác với chương trình điều trị như một trợ thủ của trung tâm.

7. Các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Phong cách giáo dục:

- Leselbaum và ctv (1984) thấy có sự liên quan giữa sử dụng ma túy và kiểm tra của gia đình: các thanh niên sử dụng ma túy nói rằng cha mẹ họ ít kiểm tra việc đi chơi và việc học tập của họ.
- Trong nghiên cứu của Bannes và Windle (1987), cha mẹ càng đặt ra các quy tắc về các hoạt động của con cái thì tỷ lệ các vấn đề liên quan đến rượu, sử dụng các chất ma túy bất hợp phát và các hành vi lệch lạc ngày càng ít hơn.
- Tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng ma túy cao ở những người có cha mẹ lơ là tình cảm.

Việt Y Cổ Truyền - Tinh Hoa Thuốc Việt 

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức