I. Truy tìm nguồn gốc sâu xa của các bệnh Loãng Xương hoặc “Mất Xương”
1.1. Cơ Địa của người mắc bệnh không thích ứng được với sự thay đổi của Môi trường sống.
Từ thực tế nghiên cứu các bài thuốc cổ truyền chữa bệnh Xương - Khớp và qua kinh nghiệm truyền đời trong dân gian của người mắc bệnh Xương - Khớp kinh niên, người Việt đi đến nhận định: Hội chứng đau Xương - Khớp của người Việt là do Cơ Địa của người đó không thích ứng được với biến động của môi trường sống, thường gọi tắt là bệnh thời tiết. Trong đời sống Cộng Đồng chúng ta thường gặp những người được mệnh danh là “trạm dự báo thời tiết sống”, nghĩa là khi thời tiết đang bình thường nhưng cơ thể người đó bỗng dưng thấy nhức Xương - Khớp là chỉ sau đó vài ngày thời tiết thay đổi: đang nóng trở lạnh, đang rất lạnh lại trở trời thành nóng. Từ kinh nghiệm Dân gian sống động đó, người Việt hiểu ra rằng: Bệnh Xương - Khớp là căn bệnh thay đổi thời tiết, sự đau đớn Xương - Khớp của con người đó chính là tiếng nói của Cơ Địa. Đối chiếu với kiến thức khoa học hiện đại chúng ta biết rằng Bộ Xương cùng với cấu trúc tinh tế của nó chính là cốt vật chất của Cơ Địa của một con người.
1.2. Bộ xương người bao gồm tất cả các xương riêng lẻ hoặc nối liền với nhau được hỗ trợ và bổ sung bởi dây chằng, sụn, gân và cơ. Nó đóng vai trò như một cái khung làm chỗ bám giữ cho các cơ, nâng đỡ cho các cơ quan nội tạng và bảo vệ các cơ quan như tim, phổi, não. Đây là một trong những lý do khiến khối lượng bộ xương người thường chiếm 12 đến 20% tổng khối lượng cơ thể người với giá trị trung bình là 15%.
Những xương được nối với nhau gồm có xương của sọ người và khung xương chậu. không phải tất cả các xương đều nối liền trực tiếp với nhau: Có 3 mảnh xương trong tai giữa gọi là xương nhỏ chỉ khớp được với mỗi một trong số những cái còn lại. Xương móng nằm ở cổ có vai trò như giá đỡ cho lưỡi không dính với bất cứ xương nào khác trong cơ thể người mà được hỗ trợ bởi cơ và dây chằng. Khi hình thành bào thai người, Xương là màng liên kết. Sau đó ở trung tâm của màng liên kết này xuất hiện các trung tâm cốt hóa, và sự tạo xương bắt đầu. Sự cốt hóa màng xương hay còn gọi là cốt hóa trực tiếp xảy ra vào thời kỳ phôi thai.
1.3. Bộ xương người được nhìn một cách tổng thể
Chính diện bộ xương người trưởng thành
Nhìn từ đằng sau bộ xương người trưởng thành
Hệ xương khớp tạo nên bộ khung cho cơ thể có nhiệm vụ nâng đỡ, vận động và bảo vệ. Ngoài ra hệ xương còn có chức năng tạo ra tế bào máu, dự trữ mỡ, muối khoáng như calci và phospho.
3. Chi tiết Bộ xương người
Xương người gồm 206 xương như sau:
- Xương đầu mặt: 22 xương
- Xương móng: 1
- Xương sống: 26
- Xương ức: 1
- Xương sườn: 24
- Xương chi trên: 64
- Xương chi dưới: 62
- Các xương của tai: 6
Ngoài ra còn một số xương vừng và xương thêm nằm ở gân cơ và một số vị trí khác. (Xem chi tiết ở phụ lục cuối bài viết này).
3.1 Phân loại xương
Tùy theo yếu tố phân loại mà người ta chia xương ra làm các loại:
Theo số lượng: Xương đôi, xương đơn.
- Xương đôi là xương mà mỗi người có hai xương, hai xương đối xứng qua trục của cơ thể.
- Xương đơn là xương mỗi ngừoi có một xương và các xương này ở trên trục của cơ thể, hai phần phải trái của xương đối xứng qua trục của nó cũng như trục của cơ thể.
Theo hình dạng: xương dài (xương đùi...), ngắn (các xương cổ tay, cổ chân), xương dẹt (xương vai), xương không định hình (xương bướm...).
4. Sự phát triển của xương
Có 2 tiến trình hóa cốt khác nhau:
4.1. Sự cốt hóa màng xương: xảy ra ở các xương dẹt ở vòm sọ và xương mặt. Ban đầu xương là màng liên kết. Sau đó ở trung tam của màng liên kết này xuất hiện các trung tâm cốt hóa, và sự tạo xương bắt đầu. Sự cốt hóa màng xương hay còn gọi là cốt hóa trực tiếp xảy ra vào thời kỳ phôi thai.
4.2. Sự cốt hóa nội sụn: là quá trình hóa cốt của tất cả xương dài, thân đốt sống và 1 phần xương của đáy sọ. Các xương này đầu tiên là một mẫu sụn. Mỗi xương dài phát triển từ các điểm hóa sụn khác nhau. Thường thường có một điểm nguyên phát ở thân xương, hai điểm thứ phát ở đầu xương và nhiều điểm phụ.
Sự cốt hóa nội sụn.
1.4. Cái tạo ra hồn vỉa của Bộ Xương là tủy xương.
Chúng ta đã dùng cái nhìn của giải phẫu học hiện đại để quan sát bộ xương người; cái nhìn đó mới chỉ dừng lại ở bề ngoài, cái hồn của Bộ Xương làm cho Bộ Xương sống động trong quá trình sống của cơ thể là Tủy Xương.
Ghi chú về Tủy xương
Tủy xương là loại mô ở giữa hầu hết các xương. Đó là nơi sản xuất các loại tế bào máu.
Tủy xương có hai loại tế bào gốc gồm các tế bào tạo máu (nguồn gốc của 3 loại tế bào máu) và các tế bào nền (sản xuất mỡ, sụn và xương). Các tế bào nền gốc còn có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô khác nhau, kể cả mô thần kinh. Các tế bào máu gốc tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Trong tủy xương, phần mô tại nơi hình thành các tế bào máu gốc đa năng được gọi là mô tủy.
Có hai loại tủy xương: tủy đỏ và tủy vàng. Tủy đỏ là nơi hoạt động tạo máu diễn ra tích cực. Ở trẻ em, tất cả các xương đều chứa tủy đỏ. Tuy nhiên ở người lớn, hoạt động tạo máu chỉ xảy ra chủ yếu tại các xương dẹt, và tủy đỏ ở nhiều xương được thay bằng tủy vàng. Tủy vàng có cấu trúc là mô mỡ và mô liên kết, không còn khả năng tạo máu. Tủy vàng có khả năng quay trở lại thành tủy đỏ trong trường hợp cần thiết. Ở người lớn, các xương dài có cấu trúc dạng ống, khoảng trống ở giữa được lấp đầy bởi tủy vàng. Thân xương dài cấu tạo bằng các vật liệu cứng; hai đầu xương được cấu tạo bởi các vật liệu xốp (bọt) và tủy đỏ.
1.5. Tủy Xương là nơi khởi phát rất nhiều bệnh tật, trong đó có các loại bệnh về Xương - Khớp. Trong Tủy xương có hai loại tế bào Gốc là những Tế bào Tạo Máu và các Tế bào Nền. Tế bào Nền là nơi sản xuất Mỡ, Sụn và Xương. Sự nghiên cứu về chuyển hóa trong cơ thể con người cho thấy những biến động về Xương - Khớp nói chung đều do sự biến thiên của các tế bào Nền gây ra. Tuy nhiên, không thể nói các chứng bệnh về Xương – Khớp thuộc về bệnh của tế bào Nền. Tự thân các tế bào Nền không gây ra bệnh mà do ngoại cảnh tác động làm biến đổi tế bào Nền.
Những thành tựu khoa học nghiên cứu về chuyển hóa trong cơ thể người đã đưa ra một nhận định quan trọng: sự phát triển về khối lượng cơ thể cùng với định hình của nó sẽ dừng phát triển ở tuổi 25, sau tuổi 25 toàn bộ cơ thể đi vào thời kỳ thoái giáng. Tuy nhiên, trong từng mô bào của cơ thể vẫn không ngừng biến đổi để duy trì sự sống. Những tế bào già nua chết đi liền được thay thế bằng các tế bào mới. Khung Xương của chúng ta cũng theo quy luật đó. Những tế bào cũ chết đi lại được thay bằng các tế bào bào mới thì sự sống là bình thường. Nếu như một số tế bào cũ chết đi mà vì một lý do nào đó số tế bào mới không thay thế đủ thì khung Xương sẽ loãng đi, bệnh xương khớp xuất hiện.
Mật độ Xương tức là lượng tinh thể có tên là Hydroxyapatit nằm trong cốt xơ của Xương giảm thiểu người ta gọi hiện tượng đó là “Loãng Xương” hoặc “Mất Xương”. Tây y chỉ ra hiện tượng này rõ như vậy, nhưng giải thích nguyên nhân thì đưa ra 11 yếu tố sau đây:
1. Hocmôn Estrogen ở phái nữ thấp Theo Paul Mystkowski, BS Nội tiết của TT Virginia Mason Medical (Seattle, Mỹ), cho biết: Lý do chung nhất gây nên bệnh xốp xương là do sự thiếu hụt hóc môn Estrogen ở nữ. Khi về già, hormone Estrogen giảm nhanh chóng, nhất là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh khiến tế bào xương bị mất nhanh gây nên xốp xương. Qua thời gian, nguy cơ xốp xương ngày càng tăng, gây rạn nứt hoặc gẫy xương ở phụ nữ cao tuổi. Theo một báo cáo về bệnh xốp xương tại Mỹ, ở phụ nữ trẻ, hiện tượng mất kinh hay gầy còm, biếng ăn đều gây tổn hại đến mật độ xương trong cơ thể. Đối với người bị mổ hai bên buồng trứng được gọi là thủ thuật cắt buồng trứng cũng là nguyên nhân gây nên xốp xương, làm giảm mật độ xương. 2. Hocmôn Testosterone ở nam giới thấp Cả hai hormone Testosterone và Estrogen đều cần cho sự chắc khỏe của khung xương nam giới. Theo Mystkowski, bạn cần phải ước lượng được sự thiếu hụt Testosterone, tránh không bị xốp xương. 3. Thiếu cân bằng các hormone khác Một vài hormone khác cũng có vai trò điều chỉnh mật độ xương bao gồm hormone tuyến cận giáp và hormone phát triển. Chúng giúp điều phối canxi, hình thành tế bào xương làm cho xương chắc khỏe nhất. Nhưng quá nhiều hormone tuyến cận giáp được gọi là hyperparathyroidism cũng là nguyên nhân làm mất canxi trong nước tiểu. Thiếu canxi làm xương yếu đi và khi có tuổi thì hormone phát triển cũng giảm, hormone này rất cần để tạo cho xương chắc khoẻ. 4. Thiếu canxi Khi thiếu canxi, bạn không thể tái tạo các tế bào xương mới trong quá trình tổ chức xương. Xương dự trữ hai chất khoáng là canxi và phốt pho còn cơ thể luôn cần một lượng canxi “chung thuỷ” trong máu để “phục vụ” cho các tổ chức tế bào đặc biệt là tim, cơ bắp và dây thần kinh. Khi các cơ quan này cần canxi, chúng sẽ huy động từ chất khoáng dự trữ trong xương, sau một thời gian chất khoáng dữ trữ bị lấy hết thì xương trở nên dòn, dễ gẫy. 5. Thiếu vitamin D Quá ít vitamin D có thể dẫn đến xương bị yếu và làm mất tế bào xương nhanh. Sự vận hành của vitamin D còn được gọi là calcitriol có tác dụng như một hormone chứ không đơn thuần chỉ là vitamin. Nó giúp cơ thể hấp thu và sử dụng canxi. 6. Lối sống ít vận động Xương rất dễ bị yếu nếu chúng không được hoạt động. Đối với những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, hoặc bị chứng liệt cơ bắp, loạn đường huyết thì mất tế bào xương rất nhanh. 7. Tình trạng tuyến giáp Hormone tuyến giáp ở mức cao cũng là nguyên nhân gây mất tế bào xương. Nếu bạn thường dùng một lượng thuốc cho tuyến giáp ở mức cao thì sẽ làm giảm mật độ xương xuống. Tuy nhiên hầu hết các bác sĩ cho rằng: bất kỳ người nào dùng liều lượng cao vẫn có đủ canxi và vitamin nhờ luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày. 8. Hút thuốc Những người hút thuốc có mật độ xương thấp và nguy cơ bị gẫy xương cao hơn so với những người không hút thuốc. Theo một nghiên cứu liên quan giữa sức khỏe của xương và thuốc lá thì độc tố nicotin sẽ ảnh hưởng đến tế bào xương gây cản trở khả năng hấp thu Estrogen, canxi và vitamin D. 9. Dược phẩm Có những loại thuốc chữa bệnh lại gây loãng xương, làm xương dòn dễ gẫy như hầu hết loại thuốc có chứa corticosteroid (cortisone, hydrocortisone, glucocortisoids và prednisone). Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn, bệnh thấp khớp, bệnh vẩy nến, bệnh viêm ruột kết và một số bệnh khác. 10. Mắc các bệnh nội khoa Một số bệnh có thể dẫn đến loãng xương như các bệnh về di truyền: u nang viêm xơ đến các bệnh về tiêu hoá, các khối u… Chúng xâm nhập vào xương bằng các tế bào dị thường làm mất canxi trong xương và bài tiết qua đường nước tiểu. 11. Uống quá nhiều rượu Rượu ngăn cản tế bào xương tái tạo và làm mất rất nhiều canxi. Khi có men rượu khiến bạn dễ ngã hơn và hiển nhiên rủi ro gẫy xương là rất cao. Vậy làm gì để xương chắc khoẻ mỗi ngày? Có rất nhiều lý do gây nên loãng xương nhưng chỉ cần bạn thay đổi lối sống một chút thôi như cung cấp nhiều vitamin D, canxi trong bữa ăn, tập thể dục hàng ngày sẽ đem lại một cơ thể khoẻ mạnh và xương vững chắc. Tuy nhiên nếu loãng xương là bệnh thì bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra sự cân bằng hormone hoặc dùng thuốc để điều trị sớm tránh để bệnh nặng gây nên hậu quả đáng tiếc. Minh Anh |
Chúng tôi tôn trọng những chỉ báo này của Tây Y nhưng không coi đó là chỉ báo đúng nhất. Bởi vì, có những đứa bé từ 6 đến 10 tuổi chúng đều không mắc 11 lỗi nêu trên nhưng vẫn bị còi xương, không lớn được là sao? Cần vận dụng kiến thức của khoa học hiện đại giải mã kinh nghiệm Dân gian để tìm cội nguồn phát bệnh Xương – Khớp.
Còn tiếp ...
_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"