Thuốc ta chữa bệnh Mất ngủ kinh niên
Một đời người phải giành 1/3 quỹ thời gian sống để ngủ
Một đời người phải giành 1/3 quỹ thời gian sống để ngủ. Xét về mặt sinh học có thể nói: Thức là trạng thái sống động; còn ngủ là trạng thái sống tĩnh. Khi ta nói đến chất lượng cuộc sống sinh học là phải hiểu ngay chất lượng sống đó bao gồm cả thức và ngủ. Tuy nhiên, cách nói này đã bỏ qua một điều quan trọng nhất đó nhịp thức - ngủ. Nhịp Thức - Ngủ được tính theo thời gian trái đất tự quay quanh trục của nó một vòng thường gọi là ngày và đêm (24 giờ đồng hồ). Việt y cổ truyền thuần Việt đã xác định: “Từ sáng sớm đến giữa trưa là phần Dương trong ngày, là Dương ở trong Dương. Từ giữa trưa đến chạng vạng tối là Âm trong ngày, là Âm ở trong Dương. Từ chạng vạng tối đến lúc gà gáy là Âm trong ngày, là Âm ở trong Âm. Từ gà gáy đến sáng sớm là Âm trong ngày, là Dương trong Âm, cho nên ở người ta cũng tương ứng như vậy” (Tuệ Tĩnh, Toàn tập, tr.404).
Từ trước đến nay, các thầy thuốc thường khuyên nên đi ngủ vào khoảng thời gian “Âm trong ngày”. Nhưng thực tế đời sống cho thấy những người già thường có thói quen ngủ sớm và dậy sớm, nếu bị bệnh cao huyết áp mạn tính dễ bị đột quỵ vào buổi sáng. Ngủ vào lúc nào là tùy theo cơ địa của từng người, nhưng giấc ngủ phải bảo đảm ngủ liền một mạnh đủ 8 giờ/ ngày. Một cơ thể khỏe mạnh thường phải ngủ đủ 8 giờ liền một mạch trong quỹ thời gian một ngày - đêm. Khó ngủ, ngủ không đủ 8 giờ/ ngày dẫn tới mất ngủ có nghĩa là những tiêu hao sức lực trong trạng thái thức không được phục hồi. Cơ thể lâm vào trạng thái này là có bệnh. Trong cuộc sống thường nhật đôi khi vì một sự cố nào đó buộc ta phải thức “trắng đêm” thì ngay hôm sau nếu không dùng chất kích thích thần kinh thì “cái ngủ” lập tức hiện về đưa ta vào giấc ngủ tự nhiên không thể cưỡng nổi. Nếu cơ thể còn được phản ứng tự vệ như vậy thì đó là dấu hiệu của sự khỏe mạnh.
Ngủ là một trong những những điều bí ẩn nhất của cơ thể động vật đối với các nhà khoa học thần kinh. Vào những thập niên đầu của thế kỷ 20 từ kết quả nghiên cứu sự hô hấp của mô thần kinh, các nhà Sinh - Hóa học đã dưa ra kết luận: “ngủ, đứng về quan điểm Sinh - Hóa học là sự ức chế có tính chất bảo vệ não”. Để đi tới nhận định này, người ta đã phải gây mê, tạo ra giấc ngủ nhân tạo và quan sát thấy trong giấc ngủ bằng gây mê, chuyển hóa các chất trong não không ngừng lại mà theo chiều hướng cố định: hoạt động của một số men, điển hình là men Dezoxyribonucleaza tăng lên, hàm lượng của a xit nucleic thay đổi không đáng kể, bên cạnh đó hàm lượng của a xit adenozintriphotphorit tăng lên đồng thời với sự tiêu hao gluxit giảm. Tất cả những quá trình này chủ yếu hướng về phục hồi khả năng làm việc của não. Nhưng còn cơ chế gây ngủ tự nhiên diễn ra như thế nào thì cách diễn đạt còn rất mù mờ. Phải đợi đến những thập niên cuối của thế kỷ 20 nhờ phát minh ra thiết bị ghi hình sóng não, thường gọi là điện não đồ (EEG) các nhà nghiên cứu về hoạt động thần kinh đã có thực chứng để luận bàn về nhịp thức - ngủ.
Đối chiếu băng hình với quan sát thực tế giấc ngủ khảo nghiệm ở người tham gia thí nghiệm người ta nhận thấy: các sóng não đồ dần chậm và trở nên rộng khi người này tiến vào giấc ngủ sâu hơn. Sau một giờ não xuất hiện lại các chuỗi và thường có giai đoạn ngắn của ngủ chuyển động rất nhanh thuộc vùng tối của biểu đồ và EEG giống hệt như lúc thức. Thân thể được thư giãn hoàn toàn, ngủ sâu và mơ.
Khoảng nửa giờ kế tiếp, não hiện rõ giấc ngủ sâu, sóng chậm khi sóng EEG trở nên nhanh hơn. Giống như trong đi bộ, sự chuyển động mất nhanh, các cơ của thân thể hoàn toàn đờ ra, riêng các cơ giúp thở vẫn hoạt động. Những nhà thần kinh học gọi hiện tượng này là giấc ngủ chuyển động mất nhanh (REM). Suốt giấc ngủ REM có mơ. Nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt biến động liên tục. Ở đàn ông, dương vật thường cương cứng suốt trong giai đoạn này. Gai đoạn REM kéo dài không quá 15 phút. Đêm đang dần qua, chu kỳ của giấc ngủ REM và sóng chậm thay thế nhau. Khi các giai đoạn REM kéo dài hơn là gần tới thời điểm thức dậy. Dựa trên căn cứ của điện não đồ, các nhà nghiên cứu khoa học về thần kinh cho rằng nhịp thức - ngủ được điều khiển bởi các nhóm tế bào thần kinh khu trú ở nhiều vùng khác nhau trong não. Người ta cho rằng: việc thức dậy được thực hiện bởi sự hoạt động của hai hệ thần kinh khu trú ở vùng cuống não; trong đó các dây thần kinh tiết chất dẫn truyền thần kinh Acentycolin kích thích đồi não làm hoạt động vỏ não có sự tiếp sức của hệ thần kinh tiết các chất dẫn truyền thuộc dòng monoamine, như: norepinepherine, serotonin và histamine. Còn cơ chế gây ngủ được phỏng đoán rằng: Một nhóm tế bào thần kinh trong nhân Preootic ở vùng bụng não và biên chứa các chất dẫn truyền thần kinh ức chế, như: galamin, Gamma aminobutyric (GABA). Khi các tế bào thần kinh Preoptic bụng não và biên kích thích, chúng được xem là tắt các hệ thống tỉnh thức, gây ra ngủ. Cho rằng, sự tổn thương các nhân Peoptic ở bụng não và biên tạo ra chứng mất ngủ không thể đảo ngược được. Chính vì thế mà các thuốc chữa chứng mất ngủ có hiệu quả nhất hiện nay của Tây dược phần lớn đều có nguồn gốc thuốc phiện. Đối với người mất ngủ không nghiện chất ma túy nếu dùng các loại thuốc này thường xuyên quá liều cũng dễ mắc nghiện. Và, tất nhiên loại thuốc ngủ có nguồn gốc thuốc phiện không thể dùng chữa chứng mất ngủ cho người cai nghiện chất ma túy.
Việt y cổ truyền coi hiện tượng mất ngủ là lúc Hệ thống Kinh Lạc bị rối nhiễu. Do đó, truy tìm nguồn gốc của chứng khó ngủ và mất ngủ là rà soát tìm ra “nút thắt” của Hệ thống Kinh Lạc. Hệ thống Kinh Lạc của Việt y cổ truyền là một “Bách khoa Thư” về y học dân tộc thuần Việt không giống như cách diễn đạt Hệ thống Kinh Lạc của Trung y như đang thấy hiện nay. Trình bày toàn bộ nội dung cùng cơ chế hoạt động của Hệ thống kinh Lạc theo quan niệm của Việt y cổ truyền không phải là nội dung của bài viết này.
Hệ thống Kinh Lạc chỉ hiện diện trong cơ thể con người đang sống; xác chết không còn Hệ thống Kinh Lạc. Theo quan niệm của người Việt Cổ Hệ thống Kinh Lạc có nhiều Trung tâm. Một trong những Trung tâm sống động nhất của Hệ thống Kinh Lạc là Tam Tiêu. Tam tiêu không có thù hình cụ thể mà chỉ là những đường khí đạo nhưng lại dẫn thủy đạo cho toàn thân. Tam tiêu có Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu. Thượng tiêu ở trên vị quản đến đỉnh đầu chủ về dẫn khí, chỉ thu vào không dẫn ra; Trung tiêu ở giữa vị quản chủ về làm chín nát thức ăn, tiêu thực. Hạ tiêu ở đầu cuống trên của bàng quang đến gan bàn chân, chủ về lợi tiện chỉ dẫn ra mà không thu vào.
Tam tiêu là một chỉnh thể gắn bó khăng khít hoạt động nhịp nhàng, nếu một khâu trong mắt xích đó bị đình đốn thì cả hệ thống tam tiêu bị đình trệ, mọi bệnh tật đều có khởi nguồn từ đây. Trong toàn bộ biểu hiện sinh lý của cơ thể sống, Việt y cổ truyền coi trọng biểu hiện “ăn và ngủ”: “Ăn được, ngủ được là tiên/ không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo”. Điều hòa biểu hiện sinh lý ăn và ngủ là hoạt động của Tam tiêu.
Bằng quan sát từ các thiết bị nghe nhìn hiện đại, Tây y đã phát hiện ra chứng mất ngủ giữa chừng trong đêm phần lớn là do cơ khí đạo trong họng hẹp xuống làm ngăn việc thở, cơ thể mất nguồn cung ô xy gây ra việc tỉnh thức và ngăn không cho người này đến được các giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ sóng chậm. Đối với Việt y thì đó là dấu hiệu Thượng tiêu bị mất chức phận sinh học hằng định là “dẫn vào”, gây mất ngủ. Mất ngủ trong trường hợp này là hiện tượng cấp cứu tự nhiên tránh cho cơ thể bị ngạt thở mà chết đột ngột. Trung tiêu bị sự cố cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Dễ nhận thấy nhất là trước khi ngủ đêm mà ăn no quá cũng sẽ gây khó ngủ, hoặc đói quá cũng không ngủ được. Người đau dạ dày kinh niên, thường rất khó ngủ và mất ngủ trường diễn. Cơ thể đang khỏe mạnh, ăn phải thức ăn có độc bị chướng bụng cũng không ngủ được. Hạ tiêu bị rối nhiễu cũng gây ra chứng mất ngủ rất dễ thấy. Người mắc chứng đái tháo, đi tiểu đêm nhiều lần cũng gây mất ngủ, hoặc bị viêm tiền liệt tuyến, viêm bàng quang càng thấy rõ làm mất ngủ. Làm cho Hệ thống Tam tiêu hoạt động thông suốt là khôi phục được nhịp thức - ngủ.
Thuốc chữa khai thông hoạt động cho hệ thống Tam tiêu không cần tác động trực tiếp vào các tế bào thần kinh mà tác động qua trung gian chuyển hóa của các tế bào cấu tạo các cơ quan nội tạng. Chính vì lẽ đó mà thành phần sinh hóa cấu tạo thuốc chữa chứng mất ngủ trong cai nghiện chất ma túy của Việt y cổ truyền không có nguồn gốc thuốc phiện.
Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ
1. Củ Chóc (Trung y gọi tên Bán Hạ)
2. Nhân hạt táo
3. Lá Vông nem
4. Gừng
5. Đậu Đen
Chế biến và điều trị:
1. Củ Chóc: Còn tươi số lượng dùng nhiều hay ít theo nhu cầu, ngâm nước 24 giờ lại thay nước mới, cứ thế lặp lại 3 lần. Sau đó cứ 1 kg củ Chóc thì lấy 0,1 kg cam thảo và 0,1 kg Bồ kết cho vào nồi đất đổ ngập nước đun cho hết nước vớt củ Chóc ra thái mỏng sấy cho khô tán thành bột mịn. Bảo quản trong lọ nút kín dùng dần.
2. Nhân hạt Táo ta, số lượng nhiều ít theo nhu cầu, sao đen toàn tính (sao dưới ngọn lửa nhỏ, khi nhân hạt táo có màu đen mà bên trong vẫn vàng), đổ ra chiếc lá sen tươi gói lại đợi cho nguội, tán thành bột mịn. Bảo quản trong lọ nút kín dùng dần.
3. Lá Vông Nem, số lượng nhiều ít theo nhu cầu, sao vàng tán thành bột mịn. Bảo quản trong lọ, nút kín dùng dần.
4. Gừng: số lượng nhiều ít theo nhu cầu, thái mỏng sấy khô, tán mịn. Bảo quản trong lọ nút kín dùng dần.
Cách uống: Số lượng các vị thuốc đã chế biến cho mỗi lầm uống
1. Bột củ Chóc: 5 gam
2. Bột Nhân hạt táo: 3 gam
3. Bột lá Vông Nem: 3 gam
4. Bột gừng: 1 gam
Hòa với nước Âm Dương (Nước chín: 50% ở nhiệt độ 1000C 50% ở nhiệt độ 400C) uống.
Đậu Đen 200 gam sao nóng (600C) cho vào một túi vải đặt trên gối để gối đầu nằm nghỉ sau khi uống thuốc. Nếu gói đậu bị lạnh thì tiếp tục sao nóng. Chườm nóng như thế suốt đêm.
Kiên trì thực hiện liệu pháp trên là “cái ngủ” trở về với bạn và không bao giờ bỏ bạn mà đi nữa .
Chúc Bạn thành công!
_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"