2. Việt y cổ truyền chính thức đọc bệnh ở người nghiện Ma túy Đá là Ngộ độc dược chất Ma hoàng
Chiến lược chữa trị là: Giải độc và khôi phục các cơ quan chức năng bị Ma hoàng hủy hoại.
2.1. Giải độc chất Ma túy Đá có nguồn gốc từ Ma hoàng phức tạp hơn rất nhiều so với giải độc chất Heroin.
Nếu việc cai nghiện chất Heroin chỉ cần áp dụng “liệu pháp Nhà tù”, cách ly người nghiện với chất gây nghiện và cho uống thuốc tăng cường thể lực là có thể thành công đối với người nghiện trẻ. Nhưng đối với người nghiện chất Ma túy tổng hợp có nguồn gốc Ma hoàng thì việc giải độc phải là công việc trọng tâm. Ma túy Đá gây nhiễm độc phân tử Protein cấu tạo tế bào ở toàn cơ thể. Giải cứu cơ thể nghiện chất Ma túy này chính là giải độc cho các tế bào, ngăn chặn hiện tượng biến tính Sinh Học Phân Tử Protein, một việc làm còn rất mới mẻ ngay cả đối với Sinh Học Phân tử hiện đại. Có thể nói cai nghiện ma túy Đá chính là chữa bệnh biến dưỡng Protein trong tế bào người. Trong khi Dược học hiện đại chưa tìm ra được thuốc chữa biến dưỡng Protein thì thảo dược của y học cổ truyền Việt nam đã tìm ra thuốc chữa trị căn bệnh này thành công từ rất lâu đời. Thao tác đầu tiên là rửa sạch chất độc hại nhiễm ở Protein cấu tạo tế bào. Hiện tại, Cơ sở Việt Y cổ truyền đang có 3 bài thuốc gia truyền giải độc Ma Hoàng được bổ xung thêm một số vị để giải độc Ma túy Đá. Từng bài ứng với từng thể trạng của bệnh nhân (Cơ địa của từng người nghiện). Thuốc có ký hiệu: GđmtĐ:
- GđmtĐ1 dùng cho người dưới 17 tuổi mới bị nghiện, thời gian dùng ma túy Đá dưới 6 tháng.
- GđmtĐ 2, dùng cho người từ 18 trở lên mắc nghiện Ma túy Đá, thời gian dùng Ma túy Đá trên 6 tháng.
- GđmtĐ 3, dùng cho người nghiện là phụ nữ từ 18 đến 45 tuổi.
2.2. Khôi phục các chức năng sinh lý của cơ thể bị Ma túy Đá là suy kiệt.
Đi liền với liệu pháp giải độc cho Phân tử Protein trong các tế bào của cơ thể phải tiến hành ngay liệu pháp phục hồi các chức năng sinh lý của cơ quan trong cơ thể. Khi khoa học kỹ thật chưa phát triển, bàn đến chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể, người ta đều coi những chức năng đó là “Thiên Định”: tức trời sinh ra thế. Dưới ánh sáng của cách mạng khoa học kỹ thuật, ngày nay không còn ai trả lời như thế và người ta thường nói rằng: các chức năng Sinh - Lý khác nhau làm nên sự sống của cơ thể con người tuân theo quy luật sinh học nhất định. Câu trả lời này xét về ý nghĩa chung thì đúng, nhưng nếu hỏi tiếp: Quy luật sinh học là gì? thì rất khó trả lời trong một câu ngắn gọn.
Trong tất cả những Quy luật được trí tuệ của loài người phát hiện ra cho đến nay thì Quy luật Sinh học là khó diễn đạt nhất vì nó là tổng hòa của các mối quan hệ liên ngành khoa học – kỹ thuật về sự sống của con người. Ngay như khái niệm đơn giản nhất mà ta thường gặp là Sống và Chết khi diễn đạt nó cũng không đơn giản một chút nào. Ngành Y có khái niệm “Chết Lâm sàng” nghĩa là các tiêu chuẩn về sự sống của cơ thể đã giảm tới ngưỡng tối thiểu: nhịp tim cực thấp, thở thoi thóp (hấp hối), nhiệt thân giảm rất xa ngưỡng hằng định. Người bệnh tiếp nhận các thủ thuật cấp cứu rất yếu ớt…nhưng chưa chết hẳn. Ngay cả khi Y học xác định người bệnh đã chết hẳn, tức là mọi biểu hiện của sự sống đã tắt thì các Tôn Giáo lại nói con người đó đã về cõi Siêu Sinh (Tôn giáo coi sự sống hiện thực chỉ là Cõi Tạm).Nhảm nhí ư? 4/5 Nhân loại đang tin vào điều đó. Ngay như Anh-Xa-Tanh cũng tin là có Thiên Đường cơ mà. Do tính phức tạp của nó nên một số người theo chủ nghĩa thực dụng theo kiểu “mì ăn liền" đã bực tức thốt lên: Giải thích về quy luật Sinh học hiện đang ở trạng thái “thích đến đâu thì giải đến đó”. Chúng ta sẽ bàn sâu về điều thú vị này ở chủ đề khác khi có dịp, trong bài viết này chỉ nên dừng ở cái ngưỡng “ngộ độc tế bào” do Ma túy Đá gây ra.
Các cơ quan chức năng trong cơ thể là do các tế bào có cùng chức năng tạo nên. Tuy có hình thù và chức năng sinh lý của các cơ quan chức năng khác nhau nhưng chúng đều tuân theo quy luật cấu tạo tế bào:
- Mỗi tế bào là một hệ thống mở, tự duy trì và tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này thành năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào chứa một bản mật mã riêng hướng dẫn các hoạt động trên
- Mọi tế bào đều có một số khả năng sau:
+ Sinh sản thông qua phân bào.
+ Trao đổi chất tế bào bao gồm thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào, sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình, tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong các phân tử hữu cơ. Năng lượng này được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.
+ Tổng hợp các protein, đây là những phân tử đảm nhiệm những chức năng cơ bản của tế bào, ví dụ như enzyme. Một tế bào Người thông thường chứa khoảng 10.000 loại protein khác nhau.
+ Đáp ứng với các kích thích, hoặc thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng
Các thành phần tế bào:
Mô hình một tế bào động vật điển hình
Các bào quan gồm: (1)hạch nhân (2) nhân (3) ribosome (4) túi tiết,(5) mạng lưới nội chất (ER) hạt, (6) bộ máy Golgi, (7) khung xương tế bào, (8) ER trơn, (9) ty thể, (10) không bào, (11) tế bào chất, (12) lysosome, (13) trung thể
- Mọi tế bào đều có màng tế bào hay màng sinh chất, dùng để bao bọc tế bào, cách biệt thành phần nội bào với môi trường xung quanh, điều khiển nghiêm ngặt sự vận chuyển vào và ra của các chất, duy trì điện thế màng và nồng độ các chất bên trong và bên ngoài màng. Bên trong màng là một khối tế bào chất đặc (dạng vật chất chiếm toàn bộ thể tích tế bào). Mọi tế bào đều có các phân tử ADN, vật liệu di truyền quan trọng và các phân tử ARN tham gia trực tiếp quá trình tổng hợp nên các loại protein khác nhau, trong đó có các enzyme. Bên trong tế bào, vào mỗi thời điểm nhất định tế bào tổng hợp nhiều loại phân tử sinh học khác nhau. Phần dưới đây sẽ miêu tả ngắn ngọn các thành phần cơ bản của tế bào cũng như chức năng của chúng.
Màng tế bào - Tấm áo ngoài
Vỏ bọc bên ngoài của một tế bào sinh vật nhân chuẩn gọi là màng sinh chất. Màng này cũng có ở các tế bào sinh vật nhân sơ nhưng được gọi là màng tế bào. Màng có chức năng bao bọc và phân tách tế bào với môi trường xung quanh. Màng được cấu thành bởi một lớp lipid kép và các protein. Các phân tử protein hoạt động như các kênh vận chuyển và bơm được nằm khảm vào lớp lipid một cách linh động (có thể di chuyển tương đối).
Bộ khung tế bào - Hệ vận động
Bộ khung tế bào là một thành phần quan trọng, phức tạp và linh động của tế bào.nó là hệ thống mạng sợi và ống protein(vi ống, vi sợi, sợi trung gian đan chéo nhau. Nó cấu thành và duy trì hình dáng tế bào; là các điểm bám cho các bào quan; hỗ trợ quá trình thực bào (tế bào thu nhận các chất bên ngoài); và cử động các phần tế bào trong quá trình sinh trưởng và vận động. các protein tham gia cấu thành bộ khung tế bào gồm nhiều loại và có chức năng đa dạng như định hướng, neo bám, phát sinh các tấm màng.
Tế bào chất - Không gian thực hiện chức năng tế bào
Bên trong các tế bào là một không gian chứa đầy dịch thể gọi là tế bào chất (cytoplasm). Nó bao hàm cả hỗn hợp các ion, chất dịch bên trong tế bào và cả các bào quan. Các bào quan bên trong tế bào chất đều có hệ thống màng sinh học để phân tách với khối dung dịch này. Chất nguyên sinh (cytosol) là để chỉ riêng phân dịch thể, chứ không có các bào quan.
Đối với các sinh vật nhân sơ, tế bào chất là một thành phần tương đối tự do. Tuy nhiên, tế bào chất trong tế bào sinh vật nhân chuẩn thường chứa rất nhiều bào quan và bộ khung tế bào. Chất nguyên sinh thường chứa các chất dinh dưỡng hòa tan, phân cắt các sản phẩm phế liệu, và dịch chuyển vật chất trong tế bào tạo nên hiên tượng dòng chất nguyên sinh. Nhân tế bào thường nằm bên trong tế bào chất và có hình dạng thay đổi khi tế bào di chuyển. Tế bào chất cũng chứa nhiều loại muối khác nhau, đây là dạng chất dẫn điện tuyệt vời để tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động của tế bào. Môi trường tế bào chất và các bào quan trong nó là yếu tố sống còn của một tế bào.
Vật liệu di truyền - Yếu tố duy trì thông tin giữa các thế hệ
Vật liệu di truyền là các phân tử nucleic acid (ADN và ARN). Hầu hết các sinh vật sử dụng ADN để lưu trữ dài hạn thông tin di truyền trong khi chỉ một vài virus dùng ARN cho mục đích này. Thông tin di truyền của sinh vật chính là mã di truyền quy định tất cả protein cần thiết cho mọi tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy có thể một số ARN cũng được sử dụng như là một bản lưu đối với một số gene đề phòng sai hỏng.
Ở Người , phân tử ADN được bao bọc bởi các phân tử protein tạo thành cấu trúc nhiễm sắc thể, được lưu giữ trong nhân tế bào (với màng nhân bao bên ngoài). Mỗi tế bào thường chứa nhiều nhiễm sắc thể (số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là đặc trung cho loài). Ngoài ra, các bào quan như ty thể và lục lạp đều có vật liệu di truyền riêng của mình.
Ví dụ, một tế bào người gồm hai bộ gene riêng biệt là bộ gen của nhân và bộ gen của ty thể. Bộ gen nhân (là thể lưỡng bội) bao gồm 46 phân tử ADN mạch thẳng tạo thành các nhiễm sắc thể riêng biệt. Bộ gen ty thể là phân tử ADN mạch vòng, khá nhỏ và chỉ mã hóa cho một vài protein quan trọng.
Các bào quan
Cơ thể con người cấu tạo từ nhiều cơ quan như tim, phổi, thận.., mỗi cơ quan đảm nhiệm một chức riêng. Các tế bào thường chứa những cơ quan nhỏ gọi là bào quan, được thích nghi và chuyên hóa cho một hoặc một vài chức năng sống nhất định. Các bào quan thường chỉ có ở các tế bào sinh vật nhân chuẩn và thường có màng bao bọc.
Nhân tế bào - trung tâm tế bào: Nhân tế bào là bào quan tối quan trọng trong tế bào sinh vật nhân chuẩn. Nó chứa các nhiễm sắc thể của tế bào, là nơi diễn ra quá trình tự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN. Nhân tế bào có dạng hình cầu và được bao bọc bởi một lớp màng kép gọi là màng nhân. Màng nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ ADN của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương đến cấu trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của ADN. Trong quá trình hoạt động, phân tử ADN được phiên mã để tổng hợp các phân tử ARN chuyên biệt, gọi là ARN thông tin (mRNA). Các ARN thông tin được vận chuyển ra ngoài nhân, để trực tiếp tham gia quá trình tổng hợp các protein đặc thù.
Ribosome - bộ máy sản xuất protein: Ribosome có cả trong tế bào sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ. Ribosome được cấu tạo từ các phân tử protein và ARN ribosome (rRNA). Đây là nơi thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein từ các phân tử ARN thông tin. Quá trình này còn được gọi là dịch mã vì thông tin di truyền mã hóa trong trình tự phân tử ADN truyền qua trình tự ARN để quyết định trình tự axít amin của phân tử protein. Quá trình này cực kỳ quan trọng đối với tất cả mọi tế bào, do đó một tế bào thường chứa rất nhiều phân tử ribosome—thường hàng trăm thậm chí hàng nghìn phân tử. Khói Ma túy đã xâm nhập tế bào làm lũng đoạn chủ yếu cơ quan này.
Ty thể và lục lạp - các trung tâm năng lượng: Ty thể là bào quan trong tế bào Người có hình dạng, kích thước và số lượng đa dạng và có khả năng tự nhân đôi. Ty thể có bộ gen riêng, độc lập với bộ gen trong nhân tế bào. Ty thể có vai trò cung cấp năng lượng cho mọi quá trình trao đổi chất của tế bào.
Mạng lưới nội chất và bộ máy Golgi - nhà phân phối và xử lý các đại phân tử:: Mạng lưới nội chất (ER) là hệ thống mạng vận chuyển các phân tử nhất định đến các địa chỉ cần thiết để cải biến hoặc thực hiện chức năng, trong khi các phân tử khác thì trôi nổi tự do trong tế bào chất. ER được chia làm 2 loại: ER hạt (rám) và ER trơn (nhẵn). ER hạt là do các ribosome bám lên bề mặt ngoài của nó, trong khi ER trơn thì không có ribosome. Quá trình dịch mã trên các ribosome của ER hạt thường để tổng hợp các protein tiết (protein xuất khẩu). Các protein tiết thường được vận chuyển đến phức hệ Golgi để thực hiện một số cải biến, đóng gói và vận chuyển đến các vị trí khác nhau trong tế bào. ER trơn là nơi tổng hợp lipid, giải độc và bể chứa calcium.
Lysosome và peroxisome - hệ tiêu hóa của tế bào: Lysosome và peroxisome thường được ví như hệ thống xử lý rác thải của tế bào. Hai bào quan này đều dạng cầu, màng đơn và chứa nhiều enzyme tiêu hóa. Ví dụ, lysosome có thể chứa vài chục enzyme phân huỷ protein, nucleic acid và polysacharide mà không gây hại cho các quá trình khác của tế bào khi được bao bọc bởi lớp màng tế bào.
1. Tiên mao (flagella), tiêm mao, hay lông nhung (pili) - các protein bàm trên bề mặt tế bào;
2. Vỏ tế bào bao gồm capsule, thành tế bào và màng sinh chất;
3. Vùng tế bào chất có chứa Bộ gene, các ribosome và các thể vẩn (inclusion body).
Khói Ma túy Đá được tế bào Hồng cầu mang từ phổi vào tất cả tế bào trong cơ thể, gây nên tình trang nhiễm độc tế bào, trọng điểm nhiễm độc là quá trinh sản sinh Protein trong mỗi tế bào. Thuốc giải độc đã làm xong nhiệm vụ là làm vô hiệu độc chất Ma Hoàng, nhưng thương tổn do độc chất để lại là vô cùng nghiêm trọng nên cần có thuốc khôi phục lại chức năng Sinh - Lý của các tế bào. Thuốc có tên là PHỤC THẦN được sưu tầm và nâng cao từ thuốc “giải chài” trong dân gian. Loai thuốc Chài thường lưu truyền ở các cộng đồng dân tộc ít người ở miền rừng núi (Người miền Xuôi thường gọi là Bùa Ngải) dùng để trừng phạt nhưng kẻ lừa tình. Đặc điểm dược lý của các cây thuốc này tương tự như các cây thuộc họ Ma Hoàng. Thuốc Chài tác dụng làm cho người ăn phải thuốc đó không thể bỏ đi vì thèm nhớ thuốc mà quay lại. Tính năng Sinh - Lý học của thuốc Chài tương tự như Ma túy Đá. Khi người bạc tình đã quay lại rồi thành tâm hối cải, thể hiện bằng thực tế là nguyện chung thủy với người tình thì anh chàng được cô nàng cho uống thuốc giải chài. Loại thuốc chài thì dễ kiếm, còn thuốc giải Chài là bí mật gia truyền. Ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, thuốc giải Chài là độc quyền của phụ nữ, thường mẹ truyền cho con gái không truyền cho con trai. Gia đình chúng tôi đã sưu tầm được các cây thuốc đó và thường dùng để chữa bệnh điên. Đến đời chúng tôi, được kiến thức Y- Dược học hiện đại soi sáng đã dùng các vị thuốc này chế nên các bài thuốc mang tên PHỤC THẦN để khôi phục chức năng sinh lý hằng định cho các cơ quan trong cơ thể người bị Ma túy Đã làm suy nhược. Thuốc có ký hiệu PTMT (Phục Thần Ma Túy). Thuốc chủ yếu ngăn chặn quá trình biến tính của các đại phân tử Protein cấu tạo tế bào tạo nên: Hệ thống tuần hoàn máu (Tim mạch); Hệ thống thần kinh; Hệ thống tiêu hóa và các Hạch nội tiết. Thuốc được dùng chung cho các lứa tuổi trên cơ sở thăm khám từng người bệnh cụ thể để gia giảm các vị cấu tạo nên bài thuốc. Loại thuốc này cũng dùng để chữa các chứng bệnh đã phát điên cuồng do dùng Ma túy Đá lâu ngày hoặc quá liều.
Còn tiếp ...
Việt Y Cổ Truyền - Tinh Hoa Thuốc Việt
Cai Nghiện Ma Túy - Việt Y Cổ Truyền
Cai nghiện ngay để lấy lại phong độ và đẳng cấp của mình !
Liên hệ : Lương y Kiều Bình Quang 20 năm kinh nghiệm điều trị cai nghiện ma túy.
ĐC : Số 48 ngõ 46 Phố Quan Nhân - Phường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy - TP Hà Nội.
ĐT : 02485868688 - 0988882325
Tư vấn chuyên sâu - Điều trị hiệu quả - Bảo mật thông tin !